Trong những năm gần đây, có rất nhiều người mắc căn bệnh tiểu đường và nó đang có xu hướng ngày càng tăng. Bệnh tiểu đường đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Vậy bạn đã biết bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về việc sử dụng những thực phẩm an toàn giúp bạn phần nào trong việc cân bằng được lượng đường trong cơ thể nhé!
Contents
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường máu. Nguyên nhân chính đó là do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin.
Bệnh tiểu đường được coi là một trong các bệnh khá nghiêm trọng. Người mắc bệnh tiểu đường cơ thể sẽ không thể chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm mà các bạn ăn để tạo ra năng lượng. Không những thế bệnh tiểu đường còn là nguyên nhân gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
*** Tham khảo thêm: Có mấy loại tiểu đường? Tìm hiểu các loại tiểu đường hiện nay
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho người mắc bệnh
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Nếu bạn có một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng thì bạn có thể hoàn toàn cân bằng đường huyết. Và sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng và cần thiết về việc người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh
Sử dụng các loại thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh là một lựa chọn lý tưởng dành cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên sử dụng các loại thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang được chế biến bằng cách hấp, luộc, gạo lứt thay cho gạo trắng
Bổ sung đạm từ thực vật
Đạm thực vật rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Các loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng như: Các loại đậu, trứng, sữa, …Người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung các chất đạm với lượng chiếm khoảng 13 – 20% tổng năng lượng hàng ngày.
Thực phẩm chứa đạm từ thực vật sẽ chứa ít lượng chất béo bão hòa vì giúp giảm biến chứng thận và tim mạch cho người bị bệnh tiểu đường.
Các loại rau, củ, quả, nhiều chất xơ
Các loại rau xanh và trái cây luôn chứa nhiều chất xơ, các vitamin và các khoáng chất tự nhiên.
Các loại rau củ như củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, … là những loại rau phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Các thực phẩm này chứa cacbonhydrat và có lượng calo thấp.
Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại trái cây phù hợp có hàm lượng đường ít như: bưởi, cam, táo, … Với tác dụng bổ sung vitamin, cung cấp cho cơ thể các chất xơ, khoáng chất sẽ giúp kiểm soát hàm lượng đường trong cơ thể bạn một cách tốt nhất.
Người bị tiểu đường nên ăn cá
Đã có rất nhiều chuyên gia chứng minh rằng ăn cá mang lại rất nhiều công dụng và hữu ích cho những người bị bệnh tiểu đường. Ăn cá sẽ giúp cho người mắc bệnh tiểu đường tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng trên tim mạch.
Các loại cá người mắc bệnh tiểu đường nên ăn: cá mòi, cá trích và cá thu. Nên ăn ít nhất 3 lần trên 1 tuần và chế biến cá theo các phương pháp lành mạnh như: hấp, nấu, luộc, kho để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng các chất béo có lợi cho người bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít chất béo, tuy nhiên những chất béo lành mạnh lại rất tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường. Với khả năng chống oxy hóa và cung cấp các lợi ích chống viêm có thể điều chỉnh lượng đường trong máu giúp cho mọi người, điều chỉnh sự trao đổi chất và phản ứng của cơ thể với insulin.
Các loại chất béo lành mạnh và có lợi cho bệnh tiểu đường như: hạnh nhân và quả óc chó. Các loại hạt trên là một nguồn cung cấp magie – Một loại khoáng chất giúp điều chỉnh khả năng insulin hấp thụ glucose từ máu để giảm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy, việc ăn các loại hạt như hạnh nhân hoặc quả óc chó mỗi ngày có thể giúp những người mắc bệnh đái tháo đường cải thiện kiểm soát đường huyết bằng cách giảm mức đường huyết lúc đói.
Quả bơ là một nguồn giàu axit béo không bão hòa đơn tương tự các loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó, có lợi ích tương tự là cải thiện độ nhạy insulin và hấp thụ glucose để giảm lượng đường trong máu.
Và cũng giống như các loại hạt, bơ rất giàu magiê, cũng có thể giúp điều chỉnh sự hấp thụ insulin và glucose để giảm lượng đường trong máu.
Uống thảo mộc và những đồ uống khác
Để giúp cho người mắc bệnh tiểu đường có nhiều sự lựa chọn trong các món ăn đảm bảo, an toàn, lành mạnh. Việc các bạn có thể thử các loại gia vị thảo mộc trong khi chế biến cũng là một ý tưởng không tồi.
Một số các loại thảo mộc tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường: quế, chanh, tỏi, rau thơm sẽ giúp cho bữa ăn thêm phần ngon miệng.
Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Bên cạnh ăn những thực phẩm an toàn, lành mạnh giúp ích cho bệnh tiểu đường, các bệnh nhân bị tiểu đường còn nên kiêng ăn một số các loại thực phẩm sau:
Bánh mì
Bánh mì là loại thực phẩm mà người tiểu đường không nên ăn. Bánh mì sẽ ngăn cản việc hấp thụ chất dinh dưỡng và làm tăng lượng đường trong máu. Vì trong bánh bánh mì có chứa nhiều cacbonhydrat và tinh bột làm cho đường huyết tăng nhanh.
Gà rán
Gà chiên cũng là một món ăn hấp dẫn với nhiều người những lại không tốt với cơ thể mắc bệnh tiểu đường bởi chúng chứa nhiều chất béo bão hòa rất có hại. Để tăng cường dưỡng chất có trong thịt gà cho cơ thể, bạn nên thay thế gà chiên bằng gà luộc và hạn chế lượng đường hấp thụ xuống tối thiểu.
Gạo trắng
Gạo trắng hay gạo tẻ là thực phẩm quen thuộc được người Việt Nam và các nước Đông Á nói chung sử dụng hàng ngày. Theo một nghiên cứu mới đây, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng thêm 27% khi ăn cơm nấu từ gạo trắng và đây cũng là thực phẩm có chứa nhiều tinh bột có thể làm tăng chỉ số đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường. Thay vì ăn gạo trắng, bạn có thể ăn các loại gạo khác như là gạo lứt vì chúng có thể giảm lượng đường glucose trong máu và có nhiều chất xơ tốt cho cơ thể.
Nước ngọt có ga
Các loại nước có ga là những nước giải khát rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên, chúng lại là khắc tinh của người bệnh tiểu đường bởi hàm lượng đường quá cao. Đối với cơ thể bình thường, việc thường xuyên uống nước ngọt có ga sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường lên 22%.
Chuối
Điều quan trọng của người mắc bệnh tiểu đường đó là họ phải giữ cho lượng đường trong máu ổn định nhất có thể. Chuối là một loại hoa quả có chứa Carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh hơn các chất dinh dưỡng khác. Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn chuối một cách tối đa nhất có thể.
Đồ ăn nhanh
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia, đồ ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Các loại đồ ăn nhanh đa số đều thiếu cân bằng giá trị dinh dưỡng. Chúng có hàm lượng calo cao, chất béo cao và nhiều muối. Nhưng lại không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác như vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Một số các loại thực phẩm ăn nhanh mà người bị bệnh tiểu đường không nên ăn: snack, bánh kẹo, bánh mì ngọt, mì ăn liền, pizza, hot dog, bánh quy, thịt gà viên… Và các loại nước có ga có hàm lượng ca-lo cao.
Sữa tươi có đường
Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống sữa béo và sữa tươi có đường vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, không nên kiêng hoàn toàn sữa tươi vì nó có chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, axit amin giúp cơ thể dễ tiêu hóa và khỏe mạnh.
Trái cây sấy, phơi khô
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng nhưng lại có hại đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì có nhiều đường được cô đặc lại làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến việc kháng insulin của cơ thể.
Mật ong
Tuy mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng lại không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nguyên do là vì trong mật ong chứa nhiều sucrose khiến các triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường thêm nặng hơn.
Tỷ lệ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của người bệnh tiểu đường
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:
- Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
- Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa.
- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm tốt cho chỉ số đường huyết như: Gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…
Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
- Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
- Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Hy vọng, những thông tin ở trên sẽ giúp cho người bệnh tiểu đường biết được bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì. Từ đó có một chế độ ăn phù hợp để có sức khỏe ổn định