Dấu hiệu tiểu đường và biểu hiện “4 nhiều” của tiểu đường

Việc trang bị các kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường như các dấu hiệu của bệnh là điều rất cần thiết. Khi nắm rõ những biểu hiện của bệnh tiểu đường sẽ giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm hơn để có phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả. Mời bạn cùng tìm hiểu về dấu hiệu tiểu đường và biểu hiện “4 nhiều” của tiểu đường qua bài viết sau đây.

Dấu hiệu tiểu đường và biểu hiện "4 nhiều" của tiểu đường

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hỏng, gây giảm tiết insulin hoặc ngừng không tiết insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Đối tượng: Thường xảy ra ở trẻ em và người dưới 20 tuổi, chiếm khoảng 5-10% tổng số trường hợp mắc bệnh tiểu đường.

Một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường Tuýp 1 như:

  • Khát nước nhiều
  • Biểu hiện nhanh đói mặc dù vừa ăn xong
  • Khô miệng
  • Buồn nôn và đau bụng
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Sụt cân bất thường
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Hít thở nhanh và sâu
  • Hay nhiễm trùng da, đường tiết niệu
  • Hay thay đổi tính tình, nóng nảy
  • Trẻ bắt đầu đái dầm mặc dù trước đó không có

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2

Đây là bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Ở type 2 này thì insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu, do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy phát triển trên nền tảng đề kháng insulin.

Đối tượng: Phổ biến ở người trên 40 tuổi, nhưng đang có xu hướng trẻ hóa trong tương lai. Số trường hợp mắc tiểu đường type 2 thì chiếm đến 90-95% tổng số trường hợp mắc bệnh.

Một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường Type 2 cũng gần giống bệnh tiểu đường Type 1 bao gồm:

  • Hay khát nước
  • Hay đi tiểu
  • Mắt mờ nhìn không rõ nét
  • Hay cảm thấy đói
  • Hay mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Được chẩn đoán trong ba tháng đầu hoặc cuối của thai kỳ, không có bằng chứng về tiểu đường type 1 hoặc type 2 trước đó. Ở phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tạo ra các hormon nữ như estrogen, progesterone sẽ tác động vào các thụ thể insulin ở tế bào đích, với mục đích làm tăng đề kháng insulin. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức đề kháng này, dẫn tới tích tụ đường trong máu, hình thành nên bệnh tiểu đường trong suốt thời gian thai kỳ.

Thường thì phụ nữ sẽ hết bệnh tiểu đường sau khi sinh con, tuy nhiên sản phụ cũng không được chủ quan mà vẫn cần theo dõi và can thiệp điều trị để tránh những tác động xấu tới mẹ và bé.

Một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ gồm:

  • Thường xuyên thấy khát nước
  • Đi tiểu nhiều.
  • Vùng kín bị nấm men, ngứa và khó chịu,…
  • Vết thương lâu lành
  • Sụt cân bất thường.
  • Mệt mỏi và có thể kiệt sức

Chi tiết về biểu hiện “4 nhiều” của người bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường thường có hội chứng “4 nhiều” là: tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nước nhiều và sụt cân nhiều không chủ đích, điển hình thường thấy nhất ở người mắc tiểu đường type 1. Vì thế mà mọi người cần quan tâm tới việc thăm khám sức khỏe định kỳ và thử đường máu để có thể phát hiện bệnh tiểu đường sớm nhất.

Đi tiểu nhiều

Bệnh tiểu đường Đi tiểu nhiều

Tần suất đi tiểu của người bình thường là 4-7 lần/ ngày, nhưng ở người mắc bệnh tiểu đường thì tần suất nhiều hơn. Lý do xuất phát bởi: khi ở cơ chế bình thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận; còn ở người mắc bệnh tiểu đường thì lượng glucose sẽ bị đẩy lên cao, khiến thận không thể tái hấp thu trở lại. Hậu quả là glucose sẽ được thải qua đường nước tiểu theo thải nước, khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu, dẫn tới việc bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Uống nước nhiều

bệnh tiểu đường Uống nước nhiều

 

Việc bệnh nhân bị tiểu đường uống nước nhiều hơn so với người bình thường là do bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn người bình thường. Khi đi tiểu nhiều sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, bệnh nhân sẽ rất khát nên sẽ lại uống nước nhiều, khi uống nước nhiều sẽ đi tiểu nhiều. Vòng luẩn quẩn cứ như vậy diễn ra.

Ăn nhiều

Ăn nhiều

Thường thì cơ thể sẽ chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành glucose để các tế bào lấy năng lượng. Các tế bào muốn hấp thụ được glucose sẽ cần đến insulin, tuy nhiên, khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết, hoặc các tế bào của cơ thể kháng lại insulin được tạo ra sẽ khiến glucose không thể hấp thụ và lấy năng lượng. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ thấy đói và mệt hơn so với bình thường, từ đó mà bệnh nhân mắc bệnh cũng sẽ ăn nhiều hơn.

Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân

Giảm cân và bệnh tiểu đường

Ở những người bị tiểu đường, insulin không đủ sẽ ngăn cản cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Vì thế, khi cơ thể thiếu insulin thì cơ thể phải bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng, làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.  Sụt cân nhiều không chủ đích thường thấy ở những người trước khi chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. Tăng giảm một vài cân có thể là hiện tượng bình thường và rất dễ nhận biết nếu con người không có ý định giảm cân. Nhưng nếu cân nặng giảm đột ngột không rõ nguyên nhân là gì thì rất có thể đó là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn.

Tuy nhiên ở những bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 thì giảm cân từ 4kg đến 5kg sẽ có lợi cho sức khỏe như: hạ huyết áp, mức cholesterol tốt hơn, giảm căng thẳng ở hông, đầu gối, mắt cá chân.

Ngoài ra, ở người mắc tiểu đường type 2 thì còn gặp phải tình trạng nhiễm trùng nấm men và vết thương lâu lành hơn. Nấm men sẽ ăn glucose và phát triển mạnh. Lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng máu trong cơ thể, gây tổn thương cho hệ thần kinh, dẫn tới lâu lành vết thương.

>>> Xem thêm: Tổng quan về tiểu đường, Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!