Nguyên nhân và cách điều trị tê bì chân tay

Hiện nay, tê bì chân tay là tình trạng, dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Thông thường, tình trạng này có những biểu hiện như tê ngứa, châm chích chân tay xuất hiện ở đầu ngón chân, tay. Bài viết dưới đây sẽ nói về nguyên nhân và cách điều trị tê bì chân tay mọi người có thể tham khảo.

Các nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay

Các nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay

Theo nghiên cứu của Y học, thông thường tình trạng tê bì chân tay có liên quan đến các bệnh xương khớp, cột sống và lối sống, sinh hoạt của bệnh nhân. Theo thời gian, chúng sẽ tiến triển gây ra bệnh nặng hơn và lan rộng đến bàn tay, cổ tay, thậm chí nặng hơn là cánh tay và với chân.

Có 5 lý do gây ra tình trạng tê bì chân tay:

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là hiện tượng xương khớp và các bộ phận khác của cơ thể bị viêm nhiễm. Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng đều có khả năng bị viêm xương khớp như khớp tay, khớp chân, đầu gối, khớp háng,…

Tình trạng này còn gây ra các đoạn xương có thể lệch nhau so với vị trí vốn có do các khớp bị viêm và không còn được kết nối với nhau, làm tổn thương thần kinh xung quanh khớp gây nên bệnh tê bì chân tay.

2. Thoái hóa cột sống

Hiện tượng bào mòn của lớp sụn khớp tại các đốt sống khác nhau gây nên tình trạng thoái hóa cột sống. Với cơ chế tự phục hồi, cơ thể sẽ tự khắc phục sự hao mòn này bằng cách tích tụ canxi ở các đốt sống bị thoái hóa, điều này có thể vô tình hình thành nên gai xương. khi phát triển gai xương có thể đè lên thần kinh xung quanh gây ra tình trạng đau nhức và tê ngứa chân tay.

Trường hợp này tê bì chân tay thường xuất hiện vào buổi tối hoặc lúc thay đổi thời tiết, tùy vào từng đốt sống khác nhau bị viêm mà cảm giác tê bì có thể lan ra ở chân hoặc tay.

3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra tình trạng giống như gai xương, nhân nhầy của đĩa đệm nếu thoát ra ngoài cũng sẽ gây chèn ép các thần kinh gây ra đau nhức, tê bì vùng thắt lưng và vùng cổ, lâu dần sẽ phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân gây ra tình trạng tê bì chân tay, người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác và thấy mình ngứa ngáy như bị kiến bò trong người.

4. Hẹp ống sống

Ống sống là bộ phận chứa nhiều tủy sống và thần kinh bên trong, khi bộ phận này bị đè nén, hẹp lại, những dây thần kinh bên trong sẽ bị chèn ép và ảnh hưởng đến tiếp xúc của chân tay.  Nếu tình trạng này không được can thiệp kịp thời sẽ gây nên nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, làm hoạt động của các chi trở nên khó khăn.

5. Sinh hoạt, vận động sai tư thế

Ngoài các bệnh trên gây ra tình trạng tê bì chân tay thì việc sinh hoạt, vận động theo thói quen xấu trong thời gian dài cũng có thể gây ra như: không khởi động trước khi tập thể dục thể thao và tập trong cường độ cao, thói quen kê gối cao, thói quen nằm ngủ nghiêng một bên thời gian dài, thói quen đi giày cao gót,… đây là việc sinh hoạt và thói quen có thể làm tổn thương các mao mạch và thần kinh, làm giảm khả năng vận động, dẫn đến tình trạng tê bì chân tay.

Cách điều trị tê bì chân tay đúng cách

cách điều trị tê bì chân tay

Theo các bác sĩ, để điều trị được tê bì chân tay, bệnh nhân cần được khám lâm sàng, tổng quát để xác định được nguyên nhân từ đâu. Bên cạnh đó, nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ khác nhau sẽ có từng phác đồ điều trị khác nhau.

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay là các bệnh lý về xương khớp, cột sống thì bệnh nhân cần được sử dụng các phương pháp điều trị hiệu quả để nhanh chóng giải quyết triệt để, hạn chế các rủi ro do phát sinh biến chứng.

Đối với tình trạng tê bì chân tay do sinh hoạt và vận động sai tư thế thì việc đầu tiên bệnh nhân nên làm là thay đổi tư thế và các thói quen xấu này, để có thể sinh hoạt và hoạt động bình thường, đảm bảo chất lượng cuộc sống hơn.

Phần lớn, bệnh nhân bị bệnh xương khớp, cột sống ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ lựa chọn giải pháp uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ làm xoa dịu triệu chứng tạm thời chứ không thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay được. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc thời gian dài không tốt cho gan, thận và dạ dày,… gây ngộ độc cho gan, thận lâu dần gây suy giảm chức năng của hai bộ phận này.

Với sự tiến bộ và phát triển của Y học, những bệnh lý về xương khớp, cột sống như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay, nay đã có phác đồ điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc, không tiêm mà thay vào đó là điều trị bằng cách trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu. Xây dựng phác đồ điều trị phục hồi chức năng dựa trên thể trạng và bệnh trạng của từng bệnh nhân, nhờ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

>>> Bài viết liên quan bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân gây liệt cơ, yếu cơ và cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!