Nếu bạn hoặc người thân quen của bạn đang mắc phải căn bệnh tiểu đường, nhưng không biết nên sử dụng phương pháp nào để ngăn ngừa những biến chứng nặng của bệnh. Hoặc không biết mắc tiểu đường mấy chấm thì phải uống thuốc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết bên dưới.
Contents
Tiểu đường mấy chấm thì phải uống thuốc?
Thông thường, những bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường dưới 7 chấm là mức độ an toàn, bình thường và có thể kiểm soát được. Vì lượng đường huyết trong máu của bệnh nhân không quá cao, vẫn có thể kiểm soát tốt. Đây là mức mà những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên duy trì để có thể ngăn ngừa được những biến chứng của bệnh tiểu đường, đảm bảo có được một sức khỏe tốt.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý khi mắc phải bệnh tiểu đường ở mức độ dưới đây:
- Mắc bệnh tiểu đường từ 6.5 đến 8 chấm là nguy cơ cao
- Mắc bệnh tiểu đường từ 9 chấm đến 14 chấm là mức độ vô cùng nguy hiểm đối với bệnh nhân
- Chỉ số thể hiện tiểu đường càng cao thì càng phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của bệnh, là mức độ đáng báo động đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
Những mức độ kể trên là những mức độ khi mắc phải bệnh tiểu đường nên đến kiểm tra và theo dõi thường xuyên lượng đường huyết có trong cơ thể. Uống thuốc đúng theo sự kê đơn của bác sĩ.
Các chỉ số đường huyết cơ bản
Bệnh tiểu đường hay tên gọi khác là đái tháo đường gây nên do lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do thiếu hụt insulin, do cơ thể không thể sản xuất ra insulin hoặc do cơ thể kháng insulin. Làm rối loạn quá trình chuyển hóa của glucose vào trong máu.
Nếu để bệnh tiểu đường kéo dài mà không chịu chữa trị kịp thời, có thể gây nên những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa bệnh tốt hơn, cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi chỉ số đường huyết của bệnh nhân.
Chỉ số đường huyết cơ bản bao gồm: chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên và chỉ số đường huyết sau ăn, chỉ số HbA1c. Mỗi chỉ số đều thể hiện lượng đường huyết trong máu của bệnh nhân tại một thời điểm nhất định hay trong một khoảng thời gian nào đó. Từ đó, giúp người bệnh có được cái nhìn tổng quan về sự tăng giảm lượng đường huyết. Biết được mức nào là mức an toàn và mức nào là mức đáng báo động. Và nên đo lượng đường huyết một cách khoa học, đảm bảo tính chính xác thay vì chẩn đoán thông qua những dấu hiệu.
Cách để duy trì chỉ số đường huyết ổn định đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Trước hết là xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Chỉ nên ăn những thực phẩm đủ dinh dưỡng, ít chất béo, giảm bớt tinh bột, đồ ăn ít ngọt. Thay vào đó là ăn ngũ cốc, các loại đậu. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học là nền tảng ngăn ngừa tốt các biến chứng của bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác.
Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn ngủ đúng giờ, tránh ăn khuya, ngủ đủ giấc, không thức khuya, luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời,….
Nếu những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường mức độ cao nên sử dụng thuốc để làm giảm hiệu quả một cách nhanh chóng những biến chứng của bệnh. Nhưng việc dùng thuốc không được khuyên dùng đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường dưới 7 chấm.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiểu đường uống thuốc gì? 7 nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường