Đau nhức xương khớp là bệnh thường gặp ở người già; nhưng hiện nay đang có dấu hiệu trẻ hóa, thậm chí xuất hiện ở cả trẻ em. Đau khớp, nhức tay chân thoáng qua là biểu hiện bình thường ở những trẻ hoạt động, chạy nhảy nhiều hoặc do té ngã. Tuy nhiên, nếu đau nhức xương khớp tái diễn, kéo dài dai dẳng; hoặc khiến trẻ vận động hạn chế thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ đề được chẩn đoán chính xác. Vậy những lý do trẻ em bị đau nhức xương khớp là gì?
Contents
Những lý do trẻ em bị đau nhức xương khớp là gì?
1. Lối sống ít vận động
Do trẻ em ngày nay đa số thích ngồi trước máy tính, tivi; không dành thời gian vận động hay tập luyện thể thao. Điều này khiến cho gân, cơ, dây chằng trở nên yếu và lỏng lẻo, từ đó khiến vị trí khớp xương dễ bị sai lệch hơn. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ.
2. Thừa cân, béo phì
Cân nặng và các vấn đề về xương khớp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cân nặng quá mức có thể gây áp lực cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống. Điều này cũng khiến cho những người bị thừa cân, béo phì là nhóm đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp nhất.
3. Yếu tố di truyền
Một số người bẩm sinh đã có khiếm khuyết di truyền ở một trong những gen chịu trách nhiệm tạo ra sụn. Điều này khiến tốc độ thoái hóa khớp của họ nhanh hơn người bình thường. Bạn có thể dễ dàng nhận biết điều này nếu người thân trong gia đình bạn (bố, mẹ, anh/chị/em…) bị thoái khớp ngay khi còn trẻ.
4. Từng bị chấn thương trong quá khứ
Nếu từng bị tai nạn hoặc chấn thương do chơi thể thao trong quá khứ, trẻ em sẽ có nguy cơ bị viêm khớp rất cao. Những cơn đau nhức xương khớp gặp ở hiện tại có thể là hệ quả của tai nạn hoặc chấn thương trước đó.
Triệu chứng bệnh xương khớp ở trẻ em
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh xương khớp ở trẻ em bao gồm:
- Triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau cơ toàn thân…;
- Xuất hiện các nốt ban đỏ ở trên thân mình, gốc chi nhưng đa số chúng biến mất rất nhanh;
- Các khớp sưng đau nhiều như ở cổ tay, gối, háng, mắt cá chân…
Ở trẻ lớn, bệnh xương khớp ở trẻ em thường là thể viêm ít khớp, hay gặp ở các khớp lớn như khớp gối, khuỷu tay, khớp háng; nhưng một số trường hợp đặc biệt có thể viêm khớp thái dương hàm hoặc khớp cổ. Khi phần sụn khớp đã bị dính và xơ cứng thì khớp đó trở nên cứng, vận động sẽ hạn chế hơn, đôi khi xuất hiện tình trạng teo cơ.
Bên cạnh đó, bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em không chỉ biểu hiện triệu chứng tại khớp mà trẻ có thể sốt rất cao, phát ban, hạch vùng to, hoặc đôi khi viêm thanh mạc hoặc viêm màng phổi.
Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em cần phải có chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục phù hợp với thể trạng. Bên cạnh đó có thể dùng kèm thêm các thực phẩm hỗ trợ tốt cho sức khỏe trong việc phòng chống và điều trị bệnh tật như Đường Mật Mía Sông Thu Bồn,…
>>> Tham khảo thêm: 10 Cách điều trị đau nhức xương khớp tại nhà đơn giản mà hiệu quả