14 Biện pháp phòng tránh tiểu đường nên áp dụng

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao và đã có rất nhiều ca tử vong vì căn bệnh này. Điều đó cho thấy bệnh tiểu đường đang là một mối nguy hại lớn đối với mỗi chúng ta. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa cũng như phòng tránh bệnh tiểu đường. Mời bạn cùng tham khảo 14 biện pháp phòng tránh tiểu đường nên áp dụng. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn!

14 Biện pháp phòng tránh tiểu đường nên áp dụng

Việc ngăn ngừa và phòng tránh bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh, tuổi thọ lâu dài mà không cần lo lắng đến những biến chứng nghiêm trọng trên tim, mắt, thận, thần kinh, … Và dưới đây sẽ là 14 biện pháp phòng tránh tiểu đường nên áp dụng mà ai cũng nên biết.

1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Một phương pháp khoa học nhất và dễ nắm bắt tình trạng sức khỏe cơ thể đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm (nếu có bệnh), từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Nếu như trong gia đình bạn có người mắc bệnh tiểu đường, thì việc kiểm tra nồng độ glucose trong máu định kỳ sẽ càng quan trọng. Để phòng tránh bệnh tiểu đường một cách tốt nhất, bạn cần có “những con số biết nói” về nồng độ đường trong máu từ những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, để hiểu rõ hơn cơ thể mình khỏe mạnh đến đâu.

2. Hạn chế hoặc ngưng uống rượu bia

Hạn chế hoặc ngưng uống rượu bia

Người mắc bệnh tiểu đường nên cẩn trọng tránh xa bia rượu vì những tác hại nó mang lại là vô cùng nguy hiểm. Nếu sử dụng rượu bia liên tục trong thời gian dài, có thể khiến mỡ máu và chỉ số đường huyết của bạn tăng cao.

Bia rượu còn làm tăng biến chứng của bệnh tiểu đường, làm hạn chế khả năng điều hòa đường huyết của gan và rất dễ gây tương tác với rất nhiều loại thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch, hạ mỡ máu, … làm giảm tác dụng của thuốc.

Để phòng tránh bệnh tiểu đường trở nên hiệu quả, bạn nên hạn chế uống rượu bia và tránh càng xa càng tốt.

3. Hạn chế ăn thức ăn nhanh

Hạn chế ăn thức ăn nhanh

Theo một nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 3.5 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao và đang có xu hướng trẻ hóa. Dự kiến số người mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam sẽ tăng lên gần 6.3 triệu vào năm 2045 và đây là một con số đáng lo ngại. Một trong số nguyên nhân chính khiến bạn mắc bệnh tiểu đường đó là ăn đồ ăn nhanh.

Nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh bởi lẽ đồ ăn nhanh không hề tốt cho sức khỏe chút nào đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Trong đồ ăn nhanh có chứa rất nhiều chất béo bão hòa làm tăng axit béo dư thừa trong máu và triglycerid làm ức chế hoạt động của insulin, điều này sẽ dẫn đến lượng đường huyết trong máu của bạn tăng cao.

4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục phòng tránh tiểu đường

Đây có thể nói là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường tuyệt vời mà ai cũng nên thực hiện. Bất kỳ một hoạt động nào, thậm chí đơn giản là việc đi bộ, đạp xe tới những nơi gần gần một chút, đi dạo ở công viên gần nhà cũng có thể giúp lượng đường trong máu thấp hơn.

Bạn nên tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày chỉ cần dành ra 30 phút tập luyện thể dục thì việc phòng ngừa bệnh tiểu đường sẽ tốt hơn. Bạn có thể kết hợp với các động tác tay không như tập aerobic hoặc chơi cầu lông, các môn có dụng cụ cầm tay từ nhẹ đến nặng sẽ càng có hiệu quả hơn trong việc giảm lượng đường trong máu.

5. Không hút thuốc lá

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng hấp thụ insulin sau tiêm, làm tăng tình trạng đề kháng insulin của cơ thể và làm tăng khả năng phát triển bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu cho thấy, những người bị bệnh tiểu đường có thói quen hút thuốc lá thường có nguy cơ tử vong sớm cao gấp hai lần người không hút thuốc. Bỏ thuốc lá nghĩa là bạn đã loại bỏ gánh nặng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe của bạn trở nên tốt hơn.

6. Chế độ ăn giàu protein

Chế độ ăn giàu protein

Protein có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Protein giúp duy trì năng lượng cơ thể và bình thường hóa sự hao mòn của cơ thể bằng cách duy trì tỷ lệ trao đổi chất cao. Chính vì vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên thêm protein vào chế độ ăn uống, đồng thời tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo.

7. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ

Ăn nhiều chất xơ

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý. Không những thế ăn nhiều chất xơ còn giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp.

Chất xơ có thể được chia làm hai dạng:

  • Chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ giúp đường máu không tăng quá nhanh.
  • Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.

>>> Bạn có thể xem thêm: 17 loại thực phẩm ăn kiêng cho người bị tiểu đường

8. Cải thiện giấc ngủ

Cải thiện giấc ngủ

Giấc ngủ giữ một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Có rất nhiều bác sĩ đã chỉ ra rằng những người ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn so với những người ngủ dưới 7 tiếng. Việc thiếu ngủ thường xuyên rất có hại cho sức khỏe, nó có thể làm xáo trộn sự cân bằng hormone trong cơ thể, tình trạng này dễ gây bệnh tiểu đường.

9. Uống đủ nước

Uống đủ nước

Để ngăn ngừa cũng như phòng tránh bệnh tiểu đường nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Thành phần của nước là hợp chất hóa học của oxy và hydro, vì thế sẽ không làm tăng đường huyết. Ngoài ra uống đủ nước còn giảm bớt được lượng đường trong máu ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu.

10. Kiểm soát stress

Kiểm soát stress

Stress chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Khi bị stress trong một thời gian dài sẽ làm tăng đường huyết của bệnh nhân. Ngoài ra, stress còn có đặc tính kháng insulin nên càng làm trầm trọng bệnh lý này hơn. Vì vậy, nên kiểm soát stress một cách tốt nhất, luôn giữ cho bản thân ở trạng thái thoải mái nhất. Ngồi thiền và tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn.

11. Chế độ ăn có kiểm soát

Chế độ ăn có kiểm soát

Trong các bữa ăn hàng ngày nên giảm bớt tinh bột, các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, mỡ động vật trong khẩu phần ăn. Ưu tiên các thực phẩm lành mạnh như rau củ quả và thực phẩm được chế biến dưới dạng hấp luộc. Nên chia nhỏ các khẩu phần ăn trong ngày, xen lẫn các bữa phụ hoa quả không chứa nhiều đường để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

12. Không xem tivi khi ăn

Không xem tivi khi ăn

Không nên giữ thói quen vừa xem tivi vừa ăn. Bởi lẽ thói quen đó sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn. Để duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ thì nên hạn chế các loại bánh kẹo.

13. Bổ sung quế vào thực đơn

Bổ sung quế vào thực đơn

Quế rất tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung quế vào thực đơn hằng ngày của mình. Bởi vì quế có công dụng duy trì mức đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.

14. Uống trà

Uống trà

Mặc dù nước là thức uống chính nhưng có rất nhiều chuyên gia về bệnh tiểu đường cho rằng uống trà có thể giúp bạn tránh mắc tiểu đường. Trong thành phần của trà có chứa một hợp chất chống oxy hóa gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy của insulin.

Bài viết trên đây là 14 biện pháp phòng tránh tiểu đường nên áp dụng. Hy vọng, những thông tin ở trên sẽ giúp cho mọi người phòng tránh được bệnh tiểu đường một cách tốt nhất!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!