9 Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bên cạnh những bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt, bệnh tiểu đường còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 9 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và những vấn đề liên quan xoay quanh căn bệnh này qua nội dung sau đây nhé!

10 Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường là gì?

Tiểu đường (hay có tên khác là đái tháo đường) là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Đây là bệnh được hình thành do rối loạn chuyển hóa đường vì cơ thể tiết ra thiếu insulin, thiếu đề kháng insulin hoặc thiếu cả hai. Từ đó làm chỉ số đường trong máu cao hơn mức bình thường.

Glucose là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe con người. Vì đây chính là nguồn năng lượng quan trọng cần thiết giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động một cách bình thường, đặc biệt là các tế bào não.

Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tiểu đường khá đa dạng, căn cứ vào từng loại tiểu đường cụ thể mà nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu rất mờ nhạt, người bệnh khó có thể nhận ra. Các biểu hiện của bệnh như thường xuyên cảm thấy đói, mệt mỏi, luôn thấy khát nước, đi tiểu thường xuyên, mắt mở, ngứa da, khô miệng,….

Nếu cơ thể không thể sản xuất ra insulin hoặc lượng insulin sản xuất ra không đủ và các tế bào kháng insulin thì cơ thể sẽ không thể chuyển hóa glucose. Dẫn đến việc cơ thể thiếu năng lượng. làm cho người mắc phải bệnh tiểu đường luôn trong trạng thái mệt mỏi, đói.

Đối với nam giới, việc giảm ham muốn tình dục, yếu cơ và rối loạn cương dương cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Trong khi đó, ở nữ sẽ có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, da khô, ngứa ngáy.

Tìm hiểu các loại tiểu đường hiện nay

9 Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng cho người mắc bệnh. Có thể kể đến những biến chứng dưới đây:

1. Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Đột quỵ và bệnh tim mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh tiểu đường gây ra. Vì lượng đường ở trong máu ngày càng cao, dẫn đến sự lắng đọng mỡ ở thành mạch, làm máu chảy chậm. Từ đó, các mạch máu hẹp không thể bơm đủ lượng máu đến tim. Dẫn đến tăng nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.

2. Bệnh thần kinh

Bệnh thần kinh

Một dấu hiệu thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường chính là việc tổn thương hệ thống thần kinh. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong máu quá cao, làm tổn thương nghiêm trọng đến các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh.  Chính vì thế, các dây thần kinh không có đủ chất dinh dưỡng và oxy để tiếp tục vận hành hệ thống thần kinh. Từ đó, gây nên những biến chứng khác như yếu cơ, tê bì, thay đổi cảm giác hoặc kim châm chủ yếu ở đầu ngón tay.

3. Vết thương chậm lành

Vết thương chậm lành

Việc lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm cản trở sự lưu thông của máu. Vì vậy, những người mắc tiểu đường khi bị thương đều cần thời gian dài để vết thương được chữa lành. Mặt khác, tiểu đường có thể làm cho dây thần kinh bị tê liệt, làm cho vết thương trở nặng, nhiễm trùng.

4. Suy thận

Suy thận

Người mắc bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu rất cao, gây tổn thương đến các tế bào vi mạch thận. Từ đó, làm giảm chức năng lọc của thận và việc bài tiết nước tiểu trở nên khó khăn hơn. Nếu để lâu dài, không chữa trị, bệnh sẽ trở nặng và dẫn đến suy thận, làm hủy hoại các chức năng của thận. Chính vì thế, mà bệnh nhân thường đi tiểu với một lượng đường rất cao.

5. Bệnh về mắt

Lượng đường trong máu cao, dẫn đến sự lưu thông dòng máu tại các mạch máu nhỏ ở võng mạc bị tắc nghẽn. Có thể gây ra tình trạng vỡ mạch máu gây tấy đỏ, sưng. Là nguyên nhân gây nên những bệnh về võng mạc. Ngoài ra, những biến chứng của bệnh tiểu đường còn gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể hoặc gây mù lòa.

6. Da bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiểu đường gây ảnh hưởng da

Khi mắc phải những bệnh liên quan đến da của bạn như nấm, nhiễm khuẩn, gây ngứa,… đó có thể là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường. Đừng coi nhẹ những biến chứng này mà hãy tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ uy tín.

7. Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thì mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường là chưa rõ. Nhưng hầu hết, những người mắc bệnh tiểu đường Type 2 đều có nguy cơ cao mắc thêm bệnh Alzheimer.

8. Ảnh hưởng đến sinh lý

Những người mắc bệnh tiểu đường, gồm cả nam và nữ đều không thể có được nhu cầu về tình dục bình thường như mọi người vì biến chứng của bệnh tiểu đường. Bao gồm: Nam thì rối loạn cương dương, chất lượng tinh trùng giảm. Nữ thì khô âm đạo và giảm ham muốn ở cả nam và nữ.

9. Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một dạng của việc rối loạn giấc ngủ, là hiện tượng nhịp thở ngắn hay thở nông khi ngủ. Qua nghiên cứu cho thấy, những người bị ngưng thở khi ngủ thường có biểu hiện ngáy khi ngủ.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Khi tìm đến những bệnh viện uy tín, những bác sĩ có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn giỏi. Họ sẽ chỉ định bạn tiến hành các xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán đúng về bệnh tiểu đường:

Xét nghiệm Glucose huyết tương vào lúc bệnh nhân đang đói. Tức là tiến hành đo lượng đường trong máu sau khi bệnh nhân đã nhịn ăn 8 giờ trước đó.

Xét nghiệm A1C: đây cũng là xét nghiệm có thể giúp bác sĩ biết được lượng đường huyết trung bình trong 3 tháng trở lại đây của cơ thể bệnh nhân.

Xét nghiệm dung nạp glucose: xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra và biết được lượng đường trong máu của bệnh nhân sau 2 giờ khi uống 75g đường.

Tiến hành xét nghiệm glucose huyết tương một cách ngẫu nhiên để kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể bệnh nhân tại một thời điểm bất kỳ.

Còn đối với bệnh đái tháo đường thai kỳ, tùy vào việc đánh giá các yếu tố, nguy cơ mắc bệnh của bệnh nhân mà đưa ra chỉ định làm xét nghiệm. Nếu có khả năng mắc bệnh nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường ngay ở lần khám đầu tiên của sản phụ. Và nếu khả năng mắc bệnh tiểu đường chỉ rơi vào mức trung bình, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng đường huyết trong máu của bệnh nhân (tuần 24 đến 28 của thai kỳ). Phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng hơn.

Điều trị bệnh tiểu đường

Tùy thuộc vào loại tiểu đường mà bệnh nhân mắc phải, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp giảm lượng đường huyết phù hợp. Có thể là dùng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường dạng uống.

Bên cạnh đó, bệnh nhân phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và phải tập thể dục thể thao thường xuyên. Chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường là phải ăn nhiều trái cây, protein, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Cắt giảm các chất béo trong đồ ăn thức uống.

*** Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đường và 9 Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường và cẩn thận hơn với căn bệnh này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!