Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá; gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá hấp thu nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá; tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Cùng tìm hiểu chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dày nhé.

Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dày
Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dày

12 Loại thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên ăn

Nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có thể kể đến như:

Chuối

Chuối chín

Chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày. Bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng. Hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói. Thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Cơm

Cơm

Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid; có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy.

Bánh mì

Bệnh tiểu đường không nên ăn bánh mì

Bánh mì cũng là 1 lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hoá. Tuy nhiên tránh dùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày khoẻ mạnh hơn.

Canh / Soup

Canh khoai từ giúp loại bỏ kim loại nặng khỏi cơ thể

Canh/ soup với thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây “áp lực” với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn .

Nước ép táo

Nước ép táo

Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, trong đó thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Nước dừa

Nước dừa

Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói. Việc sử dụng nước dừa thường xuyên rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày.

Sữa chua

Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng sữa chua trong bệnh lý đau dạ dày, thực tế là sữa chua không béo có thể giúp ích trong đa số trường hợp; làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh.

Trà thảo dược

Trà thảo dược

Đa số các loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.

Gừng

Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.

Đậu bắp

Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác; đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong

Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Đường Mật Mía Sông Thu Bồn

Sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn trị bệnh tiểu đêm

Đường Mật Mía Sông Thu Bồn cung cấp đường dương, rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh nói chung và bệnh viêm loét dạ dày nói riêng. Việc sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn lâu dài còn mang đến nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe.

Thực phẩm nên tránh khi viêm loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày, bạn hãy tránh một số loại thực phẩm không có lợi như sau

  • Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già,…; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản, ….
  • Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ);
  • Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… các loại nước ngọt, nước trái cây có ga….

Ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày

Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa.

Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.

Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.

Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.

Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.

Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa -hấp thu.

Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn uống hợp lý trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, ngăn ngừa cơn đau và cải thiện tình trạng tiêu hoá, dinh dưỡng cho người bệnh. Bạn hãy cố gắng làm theo để có sức khỏe tốt cho bạn và người thân.

>>> Tham khảo thêm: 12 thói quen ăn uống không tốt cho dạ dày

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!