[Giải đáp] Bệnh tiểu đường ăn bưởi có tốt không?

Bưởi là một loại trái cây phổ biến và giàu dinh dưỡng, nhưng người bệnh tiểu đường thường băn khoăn liệu có nên ăn bưởi hay không. Bệnh tiểu đường ăn bưởi có tốt không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường ăn bưởi có tốt không?

Bưởi là loại quả tốt cho sức khỏe. Và những người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bưởi để hỗ trợ sức khỏe.

Giải đáp bệnh tiểu đường ăn bưởi có tốt không
Giải đáp bệnh tiểu đường ăn bưởi có tốt không

Chỉ số đường huyết (GI) của bưởi

Bưởi có chỉ số đường huyết thấp, dao động từ 25 đến 30 trên thang GI. Tức khi ăn bưởi, lượng đường trong máu không tăng đột ngột. Đối với người bệnh tiểu đường, thực phẩm có GI thấp là lựa chọn lý tưởng để duy trì mức đường huyết ổn định.

Giảm kháng insulin

Một số nghiên cứu cho thấy bưởi có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin. Đây là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát tiểu đường tuýp 2. Thành phần flavonoid naringenin trong bưởi có khả năng cải thiện độ nhạy insulin; hỗ trợ cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Từ đó giúp giảm mức đường huyết.

Chất xơ hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Bưởi là một nguồn giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu; ngăn ngừa sự gia tăng đột ngột của đường huyết sau bữa ăn. Việc tiêu thụ chất xơ hỗ trợ quản lý cân nặng, yếu tố quan trọng đối với người mắc tiểu đường.

Lưu ý khi ăn bưởi dành cho người bị tiểu đường

Dù bưởi tốt cho người bị tiểu đường nhưng người bệnh cần lưu ý một vài điều sau:

Lượng ăn vừa phải

Dù bưởi có lợi cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều. Tiêu thụ một lượng lớn bưởi có thể làm tăng lượng carbohydrate hấp thụ; gây ra sự tăng đường huyết. Người bệnh nên ăn bưởi với khẩu phần hợp lý, khoảng vài múi bưởi mỗi ngày. Cách tiêu thụ này vừa đem lại lợi ích mà không gây tác động tiêu cực đến đường huyết.

Chọn bưởi tươi, hạn chế nước ép bưởi đóng chai

Người bệnh tiểu đường nên chọn bưởi tươi thay vì nước ép bưởi đóng chai. Nước ép đóng chai thường có thêm đường hoặc các chất bảo quản. Điều này làm tăng lượng đường tiêu thụ và ảnh hưởng xấu đến kiểm soát đường huyết.

Ngược lại, bưởi tươi giữ được nhiều dưỡng chất như chất xơ và vitamin, hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Nếu cảm thấy bưởi chua, bạn có thể cho thêm Đường Mật Mía Sông Thu Bồn để hợp khẩu vị hơn. Sản phẩm đường này phù hợp cho người bị tiểu đường, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Sử dụng bưởi cùng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn
Sử dụng bưởi cùng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn

Tương tác với thuốc

Bưởi có thể tương tác với một số loại thuốc. Đặc biệt là nhóm thuốc statin, thuốc điều trị cholesterol và một số loại thuốc điều trị tiểu đường. Thành phần furanocoumarin trong bưởi có thể ức chế enzyme gan CYP3A4, làm tăng nồng độ thuốc trong máu; dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng. Người bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn bưởi nếu đang dùng thuốc.

Vậy câu trả lời là có cho băn khoăn “Bệnh tiểu đường ăn bưởi có tốt không?”. Tuy nhiên, cần lưu ý trong việc ăn bưởi để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ để ăn bưởi một cách thông minh.

Xem thêm: Tiểu đường nên ăn quả gì? 10 Loại trái cây tốt nhất cho người bị tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!