Bệnh tiểu đường ăn mít được không?

Bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn hợp lý, kể cả hoa quả vì trong hoa quả có nhiều vị ngọt; dễ làm tăng đường huyết. Nhiều câu hỏi đặt ra là: “ Bệnh tiểu đường có ăn mít được không?” Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh tiểu đường ăn mít được không?

Bệnh tiểu đường ăn mít được không?

Mít là loại hoa quả cung cấp vitamin B6, vitamin C và các chất chống oxy hóa tuyệt vời; cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, tăng cường miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa một số chứng viêm nhiễm mãn tính.

GI của mít nằm trong khoảng từ 50 – 60 và GL nằm trong khoảng từ 13 – 18). Tức mít nằm trong nhóm chứa lượng đường trung bình. Cần biết thêm rằng thành phần chủ yếu của mít là carbs và những loại carbs này ở dạng đường tự nhiên.

Vậy người bị bệnh tiểu đường ăn được mít nhưng với lượng vừa đủ. Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 75 gram mít.

Cách ăn mít dành cho người bị tiểu đường

Cách ăn mít dành cho người bị tiểu đường

Thời điểm ăn mít phù hợp

Thời gian thích hợp để người tiểu đường là sau 1-2 giờ khi đã ăn xong bữa chính. Không nên ăn mít lúc đói để tránh bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, hạn chế ăn mít vào buổi tối; vì trong mít chứa hàm lượng chất xơ cao sẽ gây khó tiêu, khó chịu và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Ăn loại mít nào phù hợp cho người bị tiểu đường

Ăn mít non sấy khô

Tiêu thụ khoảng 30 gram mít sấy có thể tạo cảm giác no lâu, từ đó hạn chế được thói quen ăn vặt. Có thể sử dụng mít non thay thế cho các loại thực phẩm chứa bột khác như phở, bún, gạo, …

Không ăn mít chín

Cũng như nhiều loại trái cây khác, khi chín lượng đường trong mít sẽ cao hơn. Do đó, người bị tiểu đường cần tuyệt đối tránh ăn mít chín hoặc trái cây quá chín; để lượng đường trong máu không bị ảnh hưởng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn

Việc đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể bị ảnh hưởng khi ăn mít. Do đó, người bệnh nên hỏi bác sĩ để được tư vấn trước khi đưa mít vào chế độ ăn.

Lợi ích của mít với người tiểu đường

Lợi ích của mít với người tiểu đường

Chất xơ từ mít ổn định đường huyết

Trong các loại trái cây, chỉ số chuyển hóa đường huyết GI của mít khá thấp, chỉ đạt từ 50 đến 60. Vì vậy nếu ăn mít với 1 lượng vừa phải, khả năng bị tăng đường huyết cũng như huyết áp đột ngột hoặc làm gia tăng nguy cơ biến chứng là không cao.

Hỗ trợ giảm cân cho người tiểu đường

Người tiểu đường tuýp II thường mắc tình trạng thừa cân, béo phì. Tình trạng này cũng làm gia tăng nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường. Hàm lượng chất xơ lớn trong mít chứa calo thấp nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy có thể giúp người bệnh giảm cân khoa học.

Chống viêm, giảm nguy cơ mắc biến chứng

Người tiểu đường rất nhạy cảm với vi khuẩn vi rút và có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn người bình thường. Chất chống oxy hóa trong mít có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm, hạn chế xảy ra biến chứng.

Tham khảo thêm: 10 Loại trái cây tốt nhất cho người bị tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!