Những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ không nên bỏ qua

Viêm tai giữa ở trẻ là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại hậu quả khó lường. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thính lực và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sẽ giúp bậc phụ huynh sớm can thiệp để có cách chữa trị phù hợp. Vậy những dấu hiệu đó là gì? Cách phòng bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ phổ biến

Các bậc phụ huynh nếu thấy có những dấu hiệu sau nên đi khám để kiểm tra kịp thời để biết có phải bệnh viêm tai giữa không.

Đau tai

Triệu chứng đau tai thường dễ nhận biết ở trẻ lớn, bởi chúng có thể nói với cha mẹ khi cảm giác đau. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, việc nhận biết triệu chứng đau thường khó khăn hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi có thể dùng cử chỉ như dụi hoặc giật tai, quấy khóc, cáu kỉnh,…

Chán ăn, khó chịu, ngủ kém

Trẻ nhỏ thường chán ăn, đặc biệt là khi trẻ đang bú bình. Áp lực trong tai giữa thay đổi khi trẻ nuốt, gây ra cảm giác đau và khiến trẻ không muốn ăn. Ngoài ra, khi đau tai, trẻ khó chịu và gặp vấn đề về giấc ngủ.

Sốt

Nhiễm trùng tai thường đi kèm với việc trẻ bị sốt, thường dao động từ 38-39 độ C. Khoảng 50% trẻ em sẽ phát sốt khi bị nhiễm trùng tai.

Chảy dịch tai

Một trong những dấu hiệu khác của viêm tai giữa ở trẻ là chảy dịch từ tai. Dịch có thể có màu vàng, nâu hoặc trắng. Khi bắt gặp các dấu hiệu này, nên kiểm tra xem màng nhĩ có bị thủng không. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp xử trí phù hợp và kịp thời.

Trẻ bị chảy dịch tai có thể đã mắc viêm tai giữa
Trẻ bị chảy dịch tai có thể đã mắc viêm tai giữa

Nghe kém

Hệ thống xương con của tai giữa kết nối với các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não. Khi có dịch phía sau màng nhĩ, sự giảm chuyển động qua các xương con làm giảm khả năng truyền tải âm thanh. Vì thế khi trẻ có dấu hiệu nghe kém thì khả năng có thể bị viêm tai giữa.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Bậc phụ huynh có thể phòng bệnh viêm tai giữa bằng những cách sau:

Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng

Việc cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 6 tháng cung cấp dưỡng chất quan trọng và ngăn ngừa sự phát triển của các đợt nhiễm trùng tai sớm. Nếu trẻ bú bình, bế trẻ ở một góc nghiêng thay vì đặt trẻ nằm xuống với bình sữa. Cách làm này giúp giảm nguy cơ dịch chảy vào ống tai giữa.

Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe

Sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ phòng viêm tai giữa. Nhờ vào tính chất kháng khuẩn và chống viêm của đường mật mía, vi khuẩn có thể bị tiêu diệt trước khi gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Bổ sung Đường Mật Mía Sông Thu Bồn vào chế độ ăn hằng ngày cho trẻ
Bổ sung Đường Mật Mía Sông Thu Bồn vào chế độ ăn hằng ngày cho trẻ

Tránh khói thuốc thụ động

Tiếp xúc với khói thuốc thụ động có thể tăng khả năng và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng tai. Không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, nhất là trong giai đoạn phát triển của trẻ.

Rửa tay kỹ và thường xuyên

Rửa tay kỹ và thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ lây lan. Vi khuẩn thường tồn tại trên các bề mặt khác nhau và dễ dàng lây lan qua tiếp xúc. 

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch

Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai. Một số loại vắc xin như vắc xin phòng cúm hoặc phế cầu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tai.

Những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ hơi khó phát hiện nên cần sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Nhận biết cơ bản dấu hiệu bệnh giúp việc chữa trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!