Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng tiểu đường thai kỳ xảy ra rất phổ biến làm việc cân bằng dinh dưỡng không hề dễ dàng. Vậy bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ thì nên ăn gì ? Các bà bầu có thể tham khảo thực đơn sau đây để có chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học.
Contents
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong quá trình mang thai và thường sẽ biến mất sau khi sinh.
Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ
Rất khó để nhận ra dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện triệu chứng tiểu đường, bao gồm:
- Tiểu nhiều lần trong ngày;
- Mệt mỏi;
- Mờ mắt;
- Khát nước liên tục;
- Ngủ ngáy;
- Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.
Tác động của tiểu đường thai kỳ tới mẹ và thai nhi
Mặc dù hiện tượng tiểu đường thai kỳ sẽ mất sau khi sinh nhưng bà bầu không nên chủ quan. Bởi tiểu đường thai kỳ cũng phần nào tác động tới cả mẹ và thai nhi. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở người mẹ; đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Tác động của tiểu đường thai kỳ tới mẹ
- Có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tái lại nhiều lần.
- Có thể bị sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
- Nguy cơ khó sinh do thai to, mẹ bị đa ối.
- Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
Tác động của tiểu đường thai kỳ tới thai nhi
- Có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Sang chấn khi sinh, do thai to.
- Tăng tỷ lệ tử vong thai và trẻ sơ sinh.
- Tăng nguy cơ sinh non gây suy hô hấp sau sinh
- Hạ đường huyết, hạ canxi.
Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Nó không chỉ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ mà còn cải thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày bầu bí mệt mỏi.
Nguyên tắc chung của chế độ dinh dưỡng dành cho tiểu đường thai kỳ
Nguyên tắc xuyên suốt là cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn. Chế độ ăn này phải đáp ứng được hai yêu cầu:
- Duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn
- Cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Những loại thực phẩm bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn
Khi chăm sóc thai phụ bị đái tháo đường, cần đặc biệt chú trọng tới thực đơn hàng ngày của họ, sao cho đảm bảo lượng chất bột đường, chất đạm và chất béo dung nạp vào cơ thể trong giới hạn cho phép. Một số loại thực phẩm được gợi ý bổ sung vào chế độ ăn của bà bầu bị tiểu đường thai kỳ như sau:
Carbohydrate (chất bột đường)
Sử dụng các loại thực phẩm giàu carbohydrate một cách hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu. Các lựa chọn carbohydrate lành mạnh bao gồm: các loại ngũ cốc, gạo lứt, khoai lang, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành), các loại rau, trái cây ít đường…
Chất đạm
Thai phụ nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm để thai nhi có đủ dưỡng chất phát triển, đồng thời ổn định lượng đường trong máu. Nguồn cung cấp protein tốt là thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sản phẩm từ đậu tương (đậu phụ, đậu hũ, đậu nành…).
Chất béo có lợi
Chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3, không chỉ tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ đái tháo đường, tiền sản giật, sinh non, bệnh tim mạch cho mẹ. Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh bao gồm các loại cá béo (cá ngừ, có hồi, cá trích…), các loại hạt không ướp muối, dầu ô liu, quả bơ…
Vitamin và khoáng chất
Một số loại vi chất như canxi, sắt, axit folic, kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B… giúp tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh.
Canxi có nhiều trong hải sản, trứng, các sản phẩm từ sữa; sắt có trong thịt bò, thịt lợn, rau màu xanh đậm, hạt hạnh nhân, quả óc chó.
Bên cạnh việc tuân thủ thực đơn đủ dưỡng chất, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, ăn mỗi 2 giờ/lần để kiểm soát lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, kết hợp với một chế độ tập luyện hợp lý giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết. Ngoài ra, thai phụ cần khám thai định kỳ thường xuyên để biết được tình trạng kiểm soát đường huyết và được bác sĩ tư vấn đầy đủ.
Đường Mật Mía Sông Thu Bồn là thực phẩm giàu Vitamin và Khoáng chất, là đường dương cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào mà không qua chuyển hóa như các loại thức ăn khác. Nhờ đó giúp cơ thể mẹ bầu nhanh chóng tiếp thu năng lượng nuôi cơ thể mẹ và thai nhi, giúp tế bào trong cơ thể mẹ bầu đủ khỏe để hoạt động hiệu quả các chức năng tự cân bằng, tự đào thải độc tố, tống hết đường âm chết ứ đọng ra ngoài và cân bằng đường huyết.
>>> Tham khảo thêm: Những kiến thức cơ bản về tiểu đường thai kỳ