Những kiến thức cơ bản về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Do đó, tiểu đường thai kỳ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm hạn chế xảy ra những biến chứng nguy hiểm sau này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Những kiến thức cơ bản về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường mắc phải khi tình trạng lượng đường trong máu tăng cao trong quá trình sản phụ mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường phát triển và xuất hiện từ tuần thai thứ 24 – tuần thai thứ 28. Việc sản phụ mắc phải bệnh đái tháo đường trong thai kỳ không đồng nghĩa với việc họ đã mắc bệnh từ trước đó hoặc sau khi sinh con.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ mà bạn có thể nhận biết được:

  • Đi tiểu nhiều lần trong một ngày
  • Luôn thấy mệt mỏi, mắt mờ
  • Ngủ ngáy và khát nước liên tục
  • Tăng cân quá nhanh

Trong suốt quá trình mang thai, nhau thai sẽ cung cấp oxi, tiết ra các hormone để nuôi, giúp thai nhi phát triển. Một số hormone trong này làm cho cơ thể thai phụ không thể tạo ra insulin hoặc khó sử dụng insulin hơn. Từ đó, tuyến tụy của sản phụ buộc phải tạo ra nhiều insulin hơn để giữ được lượng đường trong máu ổn định, và nếu không thể tạo ra insulin sẽ khiến cho lượng đường trong máu của thai phụ tăng lên, thai phụ sẽ dễ mắc phải tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm hay không?

Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ được đánh giá là một trong những loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, không chỉ gây nên những biến chứng bất thường, ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi mà còn gây nên những hậu quả vô cùng xấu đối với thai phụ.

Đối với thai phụ

Những thai phụ mắc phải tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị sảy thai, thai lưu, sinh non, nhiễm trùng đường tiết niệu, huyết áp cao, viêm đài bể thận,… Cụ thể như sau:

Cao huyết áp

Thai phụ khi mắc tiểu đường thai kỳ dễ bị cao huyết áp hơn so với những lúc bình thường. Nếu thai phụ bị tăng huyết áp sẽ gây nên nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé như suy gan, tiền sản giật, sinh non, thận, thai chậm phát triển,… Do đó, khi khám thai định kỳ, thai phụ cần thường xuyên theo dõi cân nặng, đo huyết áp,…

Sinh non

Những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh non cao hơn, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng tiết niệu, tăng huyết áp, đa ối.

Đa ối

Tiểu đường thai kỳ làm cho lượng đường trong máu của thai phụ khó kiểm soát, em bé sinh ra nhiều nước tiểu hơn, từ đó dẫn đến đa ối. Hiện tượng đa ối làm cho quá trình mang thai từ tuần thứ 26 – 32 sản xuất quá nhiều dịch ối, làm tăng nguy cơ sinh non.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nếu không kiểm soát được lượng đường trong huyết tương của thai phụ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm đài bể thận cấp, sinh non, nhiễm ceton, nhiễm trùng ối,…

Đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi

Thai nhi tăng trưởng quá mức, thừa cân

Việc lượng đường glucose tăng quá mức từ mẹ vào thai nhi, từ đó kích thích tụy của thai nhi sản xuất ra insulin, làm cho nhu cầu năng lượng của thai nhi ngày một tăng cao, dẫn đến việc thai nhi bị thừa cân, tăng trưởng quá mức.

Hạ đường huyết thai nhi

Tuyến tụy của thai nhi sản xuất insulin nhằm mục đích giải pháp lượng đường dư thừa. Tuy nhiên, khi insulin được sản xuất quá nhiều, sẽ làm giảm lượng đường trong máu xuống thấp. Và nếu bị hạ đường huyết một cách đột ngột có thể gây nên tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.

Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, tỷ lệ trẻ sinh sinh bị suy hô hấp cấp đối với những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ dẫn đến tử vong lên đến 10%

Mắc phải các bệnh lý sơ sinh

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ khiến cho các bé khi sinh ra có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về hô hấp, đa hồng cầu, vàng da, giảm canxi và mắc phải các bệnh về tim mạch.

Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ

Nếu đã được bác sĩ chẩn đoán mắc phải tiểu đường thai kỳ, thai phụ có thể tham khảo những phương pháp điều trị dưới đây để giảm các triệu chứng của bệnh.

Cân bằng chế độ ăn uống

Cân bằng chế độ ăn uống ở người bị tiểu đường thai kỳ

Thai phụ mắc phải tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định, an toàn. Đồng thời, phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, đảm bảo thai nhi phát triển tốt.

Bên cạnh đó, cần duy trì cân nặng hợp lý, dung nạp calo vừa đủ, tránh thừa cân. Dưới đây là cách lập thực đơn cân bằng chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ:

  • 30% calo từ chất béo chưa bão hòa
  • 20% calo từ protein
  • 10% calo từ chất béo đã bão hòa
  • 40% calo từ carbohydrate

Tập thể dục

Tập thể dục
Tập thể dục

Nếu sức khỏe của thai phụ và em bé đều ổn, hãy thường xuyên tập thể dục để tăng trưởng đề kháng, sức khỏe. Việc tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tạo ra được nhiều insulin, sử dụng insulin hiệu quả. Từ đó, góp phần vào việc ổn định lượng đường trong máu. Thai phụ nên cố gắng tập những bài tập từ mức độ nhẹ nhàng đến mức trung bình trong vòng từ 15 – 30 phút mỗi ngày.

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu

Kiểm tra lượng đường trong máu cho thai phụ
Kiểm tra lượng đường trong máu cho thai phụ

Thai phụ nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn, nhằm đánh giá hiệu quả mà quá trình điều trị mang lại, xem cơ thể có đáp ứng tốt với phác đồ điều trị đó hay không.

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu lượng đường trong máu vẫn cao dù đã áp dụng những phương pháp điều trị trên, thai phụ nên sử dụng thuốc tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và để bảo vệ thai nhi. Tiêm insulin cũng là một trong những liệu pháp được nhiều bác sĩ cân nhắc sử dụng.

Lập phác đồ về sự phát triển của thai nhi

Lập phác đồ về sự phát triển của thai nhi
Lập phác đồ về sự phát triển của thai nhi

Để giảm thiểu thấp nhất những rủi ro cho cả mẹ và bé do tiểu đường thai kỳ gây nên, trong tuần thai cuối, nếu thấy thai nhi phát triển quá lớn, thai phụ nên quyết định sinh sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Ngay sau khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của thai phụ, đảm bảo lượng đường trong máu trở lại mức bình thường. Sau đó, bạn cần kiểm tra lại lượng đường huyết sau sinh định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ sau khi sinh có tự khỏi hay không?

Đây là câu hỏi mà nhiều thai phụ đang thắc mắc. Hầu hết, lượng đường trong máu của thai phụ sẽ giảm xuống sau khi sinh con. Đồng thời, lượng hormone sẽ trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, đa số những thai phụ mắc phải tiểu đường thai kỳ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai. Do đó, bệnh nhân cần có phương pháp điều trị hợp lý, thường xuyên theo dõi lượng đường huyết trong máu để giảm thiểu nguy cơ mắc phải tiểu đường type 2.

Một số chất bổ sung cho thai phụ khi bị tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống cân bằng chính là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Chính vì thế, khi chăm sóc bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ, cần đặc biệt chú trọng chế độ ăn uống hàng ngày, đảm bảo chất đạm, chất bột đường, chất béo dung nạp vào cơ thể ở mức vừa phải.

Chất đường bột

Việc sử dụng các loại thực phẩm giàu carbohydrate một cách hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa sự tăng lên của lượng đường âm trong máu như gạo lứt, ngũ cốc, đậu hà lan, khoai lang, đậu nành, đậu phộng, trái cây ít đường,…

Sản phẩm Đường Mật Mía Sông Thu Bồn cũng là một trong số những sự lựa chọn cần thiết. Là sản phẩm chứa đường dương, giúp đào thải đường âm ra khỏi cơ thể. Qua đó mang lại hiệu quả điều trị tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Chất đạm

Tăng cường bổ sung nhiều chất đạm để giúp thai nhi phát triển tốt hơn, đồng thời giúp ổn định lượng đường trong máu. Các thực phẩm cung cấp protein tốt nhất là cá, thịt nạc, trứng, thịt gia cầm,…

Chất béo có lợi

Bổ sung các chất béo lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, sinh non, tiền sản giật, các bệnh tim mạch cho mẹ. Các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, cá ngừ, cá trích, dầu ô liu, các loại hạt, quả bơ,…

Bổ sung nhiều vitamin

Thai phụ nên bổ sung một số vitamin như sắt, canxi, kẽm, vitamin A, vitamin B, vitamin D,… góp phần tăng cường hệ miễn dịch, thai kỳ khỏe mạnh.

  • Canxi có nhiều trong trứng, hải sản, sữa
  • Sắt có nhiều trong thịt lợn, thịt bò, rau màu xanh đậm, quả óc chó, hạt hạnh nhân
  • Kẽm có trong trứng, thịt bò, các loại hải sản
  • Vitamin A có nhiều trong các loại rau củ như cà rốt, đu đủ,…

Ngoài những chất nêu trên, thai phụ có thể sử dụng sản phẩm Đường Mật Mía Sông Thu Bồn, nhằm cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ tốt cho sự phát triển của mẹ và bé.

Với những thông tin, kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường thai kỳ nêu trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị căn bệnh này.

One thought on “Những kiến thức cơ bản về tiểu đường thai kỳ

  1. Pingback: Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Kiến thức hữu ích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!