Bệnh đau nhức khớp chân đang là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở mọi độ tuổi. Các triệu chứng của đau nhức khớp chân không chỉ làm cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu và còn gây khó khăn cho họ trong sinh hoạt hàng ngày, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân đau nhức khớp chân và hướng dẫn điều trị.
Nguyên nhân gây đau nhức khớp chân
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức khớp chân, bao gồm:
Đau nhức khớp chân có thể hình thành từ những thói quen không tốt của bệnh nhân.
Khi cơ thể thiếu canxi, khiến cho các cơ và xương bị đau, đi kèm là những triệu chứng như buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, móng sừng dễ gãy,…
Đau nhức khớp chân có thể do suy tĩnh mạch. Các tĩnh mạch khi bị chèn ép sẽ là nguyên nhân làm đau nhức khớp chân hoặc có thể đau nhức khớp chân về đêm do giãn tĩnh mạch.
Khi xuất hiện hiện tượng máu ứ đọng ở phần thấp cổ chân, gây chèn ép, gây nên tình trạng đau nhức khớp chân.
Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức khớp chân
Đau nhức khớp chân cũng có thể gặp phải ở những đối tượng ít vận động các khớp chân, sau thời gian dài không vận động đó sẽ làm khớp chân trở nên đau nhức, mỏi.
Một số bệnh lý khi đau nhức khớp chân mà bạn có thể gặp phải như thấp khớp, loãng xương, viêm khớp, thoái hóa, ung thư xương,… chèn ép lên các dây thần kinh và các khớp chân, làm cho người bệnh cảm thấy tê bì, đau nhức ngón chân.
Ngoài ra, khi bị đau nhức khớp chân, về đêm bệnh nhân còn gặp phải hội chứng chân tay không yên, buồn bực ở bắp chân, luôn cảm thấy bồn chồn, hoặc cánh tay chuột rút. Tình trạng này khiến cho người bệnh lúc nào cũng thấy đau nhức khớp chân về đêm và gây mất ngủ, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Tham khảo thêm về bệnh đau nhức xương khớp
Hướng dẫn điều trị bệnh đau nhức khớp chân
Ngay khi phát hiện những triệu chứng liên quan đến đau nhức khớp chân, bệnh nhân nên đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa cơ – xương – khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như Chondrotin, Cao Blueberry, vitamin nhóm B (B1, B6)… giúp tăng cường quá trình lưu thông máu tới các cơ quan, tránh rối loạn dây thần kinh ngoại vi và giảm đau trong dây thần kinh.
Bên cạnh đó, bệnh đau nhức khớp chân có liên quan đến bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên và cao niên. Vì thế, nguy cơ bị loãng xương là rất cao, cần bổ sung thêm nhiều canxi dạng nano, vitamin D. Đây chính là những nguyên tố giúp bảo vệ xương chắc khỏe, dẻo dai, góp phần làm chậm quá trình thoái hóa xương. Từ đó, làm giảm tối đa những biến chứng đau nhức khớp chân do bệnh xương khớp gây nên.
Ngoài việc thăm khám bác sĩ và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, bệnh nhân bị đau nhức khớp chân phải cân bằng lại chế độ ăn uống, làm việc và sinh hoạt hợp lý. Không nên uống những đồ uống có cồn như cà phê, rượu bia,…
Sản phẩm Đường Mật Mía Sông Thu Bồn là một trong những sản phẩm mà bạn nên sử dụng để hạn chế được biến chứng của bệnh đau nhức xương khớp. Sản phẩm bổ sung năng lượng cho các tế bào sử dụng, giúp phục hồi và cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức khớp chân.
Tham khảo thêm: 5 Loại thảo dược hàng đầu trị đau nhức xương khớp không thể bỏ qua