Nhiều người có biết về việc tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh con mà chưa có nhiều kiến thức về nó. Sau đây là những điều cần biết về tiểu đường sau sinh đã được tổng hợp lại. Thai phụ nên nắm rõ những điều này để hạn chế các nguy cơ xảy ra sau sinh.
Contents
Tiểu đường sau sinh bao lâu thì hết?
Tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh khoảng 1 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt đường huyết thì ở những lần mang thai sau; thai phụ vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Có nhiều trường hợp mắc bệnh tiểu đường ở mức độ nhẹ trước khi mang thai nhưng lại không phát hiện và điều trị sớm. Đến khi mang thai, sự thay đổi của cơ thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, khó điều trị. Hậu quả là các chị em sẽ phải sống chung với căn bệnh tiểu đường suốt đời.
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh
Các sản phụ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao để ổn định đường huyết. Với những chị em mắc tiểu đường tuýp 2, thì việc chăm sóc sức khỏe phù hợp sẽ giúp chị em tránh được những hậu quả phức tạp; không thể lường trước được như mờ mắt, hoại tứ chi, suy thận.
Chế độ ăn uống
Chị em nên cắt giảm lượng tinh bột, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm và chất béo lành mạnh. Thêm vào đó, chị em chỉ nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 5 – 6 bữa để tránh lượng đường huyết tăng đột ngột.
Trước khi ăn cơm, chị em nên ăn thật nhiều rau xanh để làm chậm quá trình hấp thu tinh bột, cũng như giải phóng lượng đường vào trong máu.
Các thai phụ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ như: Đường Mật Mía Sông Thu Bồn. Đây là loại đường phù hợp dành cho những người bị tiểu đường; hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh.
Chế độ sinh hoạt, luyện tập
Chị em nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng từ 30 – 60 phút mỗi ngày theo tư vấn của bác sĩ để nâng cao thể lực, cải thiện độ nhạy cảm của insulin, cũng như giảm nồng độ đường huyết.
Duy trì cân nặng ở mức ổn định và phù hợp với thể trạng của bản thân.
Dùng thuốc
Nếu thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập không cải thiện được tình trạng đường huyết tăng cao, chị em hãy sử dụng các loại thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ. Chị em tuyệt đối không dùng thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ khi chưa được bác sĩ tư vấn, chỉ định để tránh biến chứng nguy hiểm.
Những nguy cơ nào người mẹ đái tháo đường thai kỳ gặp phải sau sinh?
Có những nguy cơ về lâu dài mà người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ nên biết:
Sau khi bị đái tháo đường thai kỳ, bà bầu có nguy cơ cao bị đái tháo đường tuýp 2. Phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ được khuyến nghị cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose sau sinh 6 tuần; và lặp lại mỗi ba năm sau khi sinh nếu các xét nghiệm trước đó bình thường.
Những bà mẹ không thể kiểm soát được cân nặng sau sinh có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai kế tiếp và đái tháo đường típ 2 sau này.
Những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh so với người không bị đái tháo đường
Tham khảo thêm: Tác hại của tiểu đường thai kỳ với thai nhi