Những tác hại đến thính lực khi dùng tai nghe nhiều

Đeo tai nghe là sở thích của nhiều người, nhằm mục đích tập trung vào công việc đang làm, tránh xao nhãng bởi môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, khi đeo tai nghe không đúng cách vô tình gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực. Vậy những tác hại đến thính lực khi dùng tai nghe nhiều là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Những tác hại đến thính lực khi dùng tai nghe nhiều

Những tác hại đến thính lực khi dùng tai nghe nhiều
Những tác hại đến thính lực khi dùng tai nghe nhiều

Khi sử dụng tai nghe quá nhiều và thường xuyên, bạn có thể gặp phải những tác hại như sau:

Giảm khả năng nghe

Cơ chế hoạt động của tai khi tiếp nhận âm thanh sẽ xảy ra các phản ứng di truyền. Sóng âm thanh làm rung màng nhĩ, ốc tai, các tế bào lông. Các tế bào lông sẽ tạo phản ứng di truyền, truyền tín hiệu đến não, được ghi nhận dạng âm thanh.

Khi sử dụng tai nghe nhiều, sóng âm thanh quá lớn hoặc với tần suất nhiều khiến các tế bào lông mất đi chức năng nhạy cảm với rung động. Khi đó, tế bào lông bị uốn cong và dẫn tới tai bị suy giảm thính lực. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng nghe. Đây cũng là tác hại đến thính lực khi dùng tai nghe nhiều đáng lo ngại nhất.

Nhiễm trùng tai

Đeo tai nghe trong thời tiết nóng nực hoặc phải vận động tiết mồ hôi như chạy bộ, đạp xe,… Điều này khiến tai nghe bị ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Môi trường này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tai gây viêm tai và nhiễm trùng tai rất nguy hiểm. Vì thế, việc vệ sinh tai nghe thường xuyên là cần thiết. Nó giúp giảm tình trạng vi khuẩn phát triển.

Đau tai

Đây là biểu hiện rõ ràng nhất khi sử dụng tai nghe nhiều. Chỉ cần dùng tai nghe trên 60 phút, người dùng sẽ cảm nhận được cảm giác đau tai, nhức ống tai, đau đầu,…

Rối loạn tăng thính

Rối loạn tăng thính là khả năng chịu đựng âm thanh ở một hoặc hai tai thấp. Tình trạng này ảnh hưởng đến việc cảm nhận tiếng ồn. Các âm thanh bình thường sẽ trở nên cực kỳ lớn.

Rối loạn tăng thính tăng mức độ căng thẳng, gây khó khăn trong môi trường công cộng; cụ thể như cơ quan, trường học,… Hậu quả dẫn đến việc sợ tiếng ồn, lo âu và dần xa lánh với xã hội.

Làm hỏng màng nhĩ

Ốc tai có nhiều tế bào thính giác, trong đó có nhiều tế bào chịu trách nhiệm nghe các tần số khác nhau. Âm thanh, tiếng ồn quá lớn, đặc biệt trong thời gian dài khiến thính giác làm việc quá nhiều. Tình trạng này dẫn tới tổn thương các cơ quan thính giác và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Cách dùng tai nghe đúng cách, an toàn

Cách dùng tai nghe đúng cách, an toàn
Hướng dẫn dùng tai nghe đúng cách, an toàn

Việc sử dụng tai nghe là việc cần thiết trong nhiều trường hợp. Vậy cần làm cách nào để dùng tai nghe an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe? Tham khảo một số cách sử dụng tai nghe đúng cách để bảo vệ thính giác của bạn.

Nghe ở mức âm lượng phù hợp

Mức âm thanh được khuyến nghị nghe là 60% so với mức cao nhất của thiết bị. Khi nghe âm lượng quá lớn sẽ gây áp lực đến màng nhĩ, gây ù tai, ảnh hưởng đến thính giác,…

Sử dụng loại tai nghe thích hợp

Không nên chọn tai nghe bằng nhựa cứng, nó sẽ gây đau và khó chịu. Nên chọn tai nghe có thiết kế vừa lỗ tại, có phần bảo vệ bằng mút xốp.

Thời gian sử dụng tai nghe

Chỉ nên sử dụng tai nghe không quá 2 tiếng ngày. Nếu có thể, nên giãn cách thời gian dùng tai nghe, không nghe liên tục.

Không đeo tai nghe 1 bên

Nên đeo tai nghe cả hai bên để cân bằng cho đôi tai. Đeo tai nghe 1 bên vừa giảm khả năng tập trung, vừa gây mất cân bằng hai bên.

Biết những tác hại đến thính lực khi dùng tai nghe nhiều sẽ giúp mọi người có ý thức hơn trong việc sử dụng tai nghe. Hãy áp dụng các cách sử dụng tai nghe an toàn cũng như chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như Đường Mật Mía Sông Thu Bồn để tăng cường thính lực.

>>> Xem thêm: Điếc đột ngột là gì? Nguyên nhân xảy ra điếc đột ngột

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!