Tiểu đường là căn bệnh phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài sử dụng thuốc đặc trị, bổ sung các thực phẩm tốt cho người tiểu đường giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Phương pháp sử dụng cà rốt để điều trị tiểu đường được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng. Hàm lượng chất xơ cao và các chất chống oxy hóa trong cà rốt giúp ổn định đường huyết và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người bị tiểu đường sử dụng cà rốt.
Contents
Tại sao sử dụng cà rốt để điều trị tiểu đường?
Cà rốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ có chỉ số đường huyết thấp, chất xơ dồi dào và giàu beta-carotene.
Chất xơ dồi dào
Cà rốt chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là pectin. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường vào máu, từ đó giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chất xơ còn tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và hỗ trợ giảm cân.
Chỉ số đường huyết thấp
Cà rốt có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là khi ăn cà rốt, lượng đường trong máu sẽ tăng lên chậm và ổn định hơn so với các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Điều này rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường, giúp tránh những biến động đột ngột của đường huyết.
Giàu beta-carotene
Beta-carotene là một chất chống oxy hóa mạnh; có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Beta-carotene được chuyển hóa thành vitamin A, quan trọng cho thị lực và sức khỏe tổng thể.
Cách chế biến cà rốt để điều trị bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể chế biến cà rốt theo nhiều cách để tăng sự hấp dẫn:
- Nước ép cà rốt: Đây là cách đơn giản nhất mà người bệnh tiểu đường sử dụng cà rốt. Nước ép cà rốt giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất nhanh chóng; cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Các món ăn từ cà rốt: Cà rốt được chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau như: luộc, xào, hấp,… Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng GIA VỊ MẸ NÊM có thành phần chính là đường Mật Mía Sông Thu Bồn để món ăn thêm đậm vị. Sử dụng sản phẩm nêm nếm các món ăn thay cho đường tinh luyện và mật ong.
Lưu ý khi sử dụng cà rốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Cà rốt là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên lạm dụng có thể gây vàng da. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây ra một số rối loạn chức năng cơ thể; đặc biệt là đối với thị lực và hệ miễn dịch.
Một số người có thể bị dị ứng với các protein trong cà rốt. Khi ăn phải, cơ thể họ sẽ phản ứng lại bằng cách gây ra các triệu chứng như mề đay, sưng tấy, … Việc nấu chín cà rốt có thể làm giảm các phản ứng dị ứng này.
Hy vọng bài viết chia sẻ cách sử dụng cà rốt để điều trị tiểu đường hiệu quả. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng cà rốt với lượng phù hợp với cơ thể. Cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Xem thêm: Những loại rau nên ăn dành cho người bị tiểu đường