Sự liên quan giữa bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Tiểu đường và huyết áp cao là hai bệnh lý riêng lẻ, độc lập nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy sự liên quan giữa bệnh tiểu đường và huyết áp cao là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé!

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường máu. Nguyên nhân chính đó là do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin.

Bệnh tiểu đường được coi là một trong các bệnh khá nghiêm trọng. Người mắc bệnh tiểu đường cơ thể sẽ không thể chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm mà các bạn ăn để tạo ra năng lượng. Không những thế bệnh tiểu đường còn là nguyên nhân gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác như huyết áp cao, tim mạch, …

Bệnh tiểu đường có 3 loại cơ bản là:

  • Tiểu đường Tuýp 1 (tiểu đường không insulin), thường xảy ra ở trẻ em.
  • Tiểu đường Tuýp 2 (tiểu đường thiếu hụt insulin).
  • Tiểu đường thai kỳ

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp hay còn được gọi là tăng huyết áp là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:

  • Cao huyết áp vô căn (EHT), hay còn gọi là cao huyết áp tự phát
  • Tăng huyết áp thứ phát
  • Cao tăng huyết áp tâm thu
  • Tiền sản giật, hay được gọi là cao huyết áp thai kỳ

Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Bệnh tiểu đường gây tăng huyết áp

Tổ chức Blood Pressure UK của Anh quốc ước tính 25% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 80% số người bệnh tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán huyết áp cao. Một nghiên cứu khác từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ chỉ ra rằng 60% người bị tiểu đường mắc tăng huyết áp hoặc phải dùng thuốc ổn định huyết áp.

Các chỉ số trên chứng minh rằng bệnh tiểu đường và huyết áp cao có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người tăng huyết áp làm cho bệnh tiểu đường phát triển nhanh hơn, dễ dẫn tới biến chứng tiểu đường. Ngược lại, bệnh tiểu đường khiến huyết áp tăng nhanh, khiến tỷ lệ bệnh tim mạch, đột quỵ cho tim mạch tăng lên 2 – 3 lần so với người huyết áp cao không mắc tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường có đường huyết áp tăng cao làm giảm dưỡng chất trong hệ động mạch, khiến mạch máu bị tổn thương, thu hẹp lại. Về lâu dài đái tháo đường sẽ gây xơ vữa thành động mạch dẫn tới tình trạng huyết áp tăng cao.

Huyết áp cao gây ra bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu của trường đại học Oxford (Anh), gần 4 triệu người Anh mắc bệnh huyết áp cao có kèm bệnh tiểu đường cao hơn 70% so với người có mức huyết áp bình thường.

Khi tăng huyết áp kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu. Nếu không điều trị sẽ gây ra các bệnh lý ở mắt, thận, tim mạch và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não. Người bị tăng huyết áp, luồng máu lưu thông đến thận bị cản trở làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Sự nguy hiểm khi mắc cùng lúc bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Người mắc tiểu đường và huyết áp cao

Người bệnh mắc cả tiểu đường và huyết áp cao cùng một lúc sẽ dẫn đến các hậu quả nguy hiểm như:

Tăng mạnh quá trình xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là việc động mạch bị tê cứng, mất khả năng đàn hồi, thu nhỏ, hẹp đường kính trong của mạch máu. Bệnh này còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, … Và nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch đó là việc người bệnh bị tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì.

Thúc đẩy tiến triển biến chứng tiểu đường

Khi mắc 2 bệnh cùng lúc, người bệnh sẽ bị biến chứng tiểu đường nhanh hơn tại võng mạc (có thể bị mù lòa), mạch máu nhỏ gây lở loét bàn chân, biến chứng thận.

Giải pháp giúp phòng ngừa và điều trị huyết áp cao ở người bị tiểu đường

Bệnh đái tháo đường và huyết áp cao cực kì nguy hiểm, lâu dài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vì vậy, nếu mắc 2 bệnh này cùng lúc, người bệnh cần ưu tiên giảm huyết áp cũng như chỉ số đường huyết, tuân thủ quy trình trị liệu theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, tăng cường vận động, uống thuốc đúng giờ.

  • Giảm lượng muối xuống dưới 1,5 g/ngày
  • Tăng tiêu thụ trái cây và rau quả
  • Sử dụng các laoij hạt chưa qua chế biến như hạt điều, hạnh nhân
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ như: bột yến mạch và lúa mì
  • Tham gia các hoạt động thể dục nhịp điệu thường xuyên
  • Tránh tiêu thụ quá nhiều các chất kích thích như:  rượu, bia, thuốc lá, …

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường và huyết áp cao, các bệnh nhân có thể sử dụng sản phẩm của “Đường Mật Mía Sông Thu Bồn”. Đặc trưng cơ bản của sản phẩm này là bổ sung” đường dương” rất tốt cho cơ thể chống chọi nhiều loại bệnh và nó góp phần hỗ trợ làm giảm biến chứng huyết áp cao ở người bị tiểu đường hiệu quả.

Xem thêm về 9 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!