Tiểu đường nên uống lá gì? 13 Loại lá trị tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường hay gọi cách khác là bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân gây ra bệnh này thường do cơ thể không hấp thụ được insulin hoặc do tuyến tụy không cung cấp đủ lượng insulin cho cơ thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường ở trong máu. Vậy khi mắc bệnh tiểu đường nên uống lá gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về 13 loại lá trị tiểu đường hiệu quả.

1. Lá xoài

Người tiểu đường dùng lá xoài sẽ góp phần kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, tăng chuyển hóa lượng glucose vào máu, điều hòa nồng độ cholesterol ở trong máu. Nhờ đó, việc ăn lá xoài làm giảm đường huyết lúc đói, đồng thời hạ đường huyết sau ăn, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, tiểu đêm thường xuyên và giúp người bị tiểu đường ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch.

Trà lá xoài
Trà lá xoài

Cách dùng: lấy 3 – 5 lá xoài non ngâm trong một cốc nước sôi, để qua đêm. Uống vào sáng sớm hôm sau. Còn nếu sử dụng lá xoài già thì phơi trong bóng râm hoặc sấy khô, sau đó xay thành bột để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, pha cùng với nước ấm, và nhớ nên uống trước khi ăn. Cách này giúp làm giảm và ổn định lượng đường huyết, hiệu quả sau vài tuần sử dụng.

2. Cây dây thìa canh

Cây dây thìa canh
Cây dây thìa canh

Dây thìa canh hay còn gọi là dây muối hoa lõa ti rừng, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi. Đây là loại cây được cho là mang tính đột phá, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Cây dây thìa canh có thể dùng để điều trị được cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Bởi vì dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết sau 2 giờ, duy trì sau 4 giờ. Đồng thời, dây thìa canh giúp làm giảm lượng chất béo, cholesterol ở trong máu, tránh tình trạng béo phì.

Cách dùng: cho 50g dây thìa canh khô vào 1.5 lít nước, đun nóng trong vòng 15 phút. Khi uống chia làm 3 lần trong ngày, nên uống sau bữa ăn khoảng 15 – 20 phút.

3. Lá sung

Lá sung
Lá sung

Lá sung cũng là một trong những loại lá có tác dụng chống viêm loét, giảm đề kháng insulin hiệu quả. Người bị tiểu đường chỉ cần nhai lá sung vào mỗi sáng sẽ giúp ngăn ngừa được những biến chứng viêm loét do tiểu đường gây nên. Lá sung cũng có tác dụng giảm cholesterol và chất béo trong cơ thể, hạn chế bị béo phì, mắc các bệnh về tim mạch.

Cách dùng: chọn 300g lá sung (không quá già, cũng không quá non), rửa sạch với nước, để ráo, vò nhẹ cho hơi nát. Đun sôi 1 lít nước sau đó cho lá sung và đun thêm khoảng 15 phút. Người bị tiểu đường nên dùng nước lá sung thay cho nước uống hằng ngày, chia đều uống trong ngày, uống một lượng vừa đủ để cơ thể có thể hấp thụ được.

4. Lá dứa

Nước lá dứa
Nước lá dứa

Trong lá dứa có chứa chất diệp lục, glycosides, bromelain, alkaloid, các chất chống oxy hóa và các axit hữu cơ. Vì thế, sử dụng lá dứa giúp người bị tiểu đường chống oxy hóa tế bào, chống viêm mạch và dị ứng, kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường, ngăn chặn các gốc tự do phá hủy thành mạch máu.

Cách dùng: rửa sạch 10 lá dứa, đem đi phơi khô trong bóng mát, cắt nhỏ, đun sôi với 2.5 lít nước cho đến khi còn 2 lít nước là có thể uống được. Chia đều phần nước lá dứa uống trong ngày. Lưu ý, nên uống trước khi ăn 20 phút, nên kiên trì uống trong thời gian dài để mang lại hiệu quả cao nhất.

5. Lá mật gấu

Lá mật gấu trị tiểu đường
Lá mật gấu trị tiểu đường

Cây mật gấu (cây lá đắng) là loại cây khá quen thuộc đối với người dân Nam Bộ. Trong lá và thân của cây mật gấu có chứa nhiều hoạt chất như oxyacanthin, berban amin, berberin. Những hoạt chất này có tác dụng hạ đường huyết, vì thế, dùng lá mật gấu có thể giúp cho bệnh nhân tiểu đường điều trị bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, lá mật gấu còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả. Nhờ đó, khi sử dụng loại lá này sẽ giúp người bị tiểu đường cải thiện được các biến chứng về khớp, ngăn ngừa biến chứng về tim mạch.

Cách dùng đối với lá mật gấu vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần hãm 30 – 40 gam lá mật gấu với nước sôi. Dùng nước đó uống hàng ngày như nước thường là được.

6. Lá dâu tằm

Lá dâu tằm chữa tiểu đường
Lá dâu tằm chữa tiểu đường

Trong lá dâu tằm có chức hoạt chất 1-deoxynojirimycin, chất này có tác dụng ngăn cản sự phân hủy carbohydrate thành đường, làm giảm quá trình hấp thụ đường, từ đó, làm giảm lượng đường trong máu. Việc sử dụng lá dâu tằm giúp giảm hơn 20% tổng lượng đường mà máu hấp thụ. Nhờ vậy, người bị tiểu đường ổn định được lượng đường huyết, huyết áp, nhịp tim, giảm cholesterol, cải thiện những biến chứng về mắt.

Cách dùng: sử dụng 100g lá dâu tằm, rửa sạch với nước và để ráo, nấu cùng với 1 lít nước lọc trong vòng 10 phút. Để nguội là có thể sử dụng ngay. Lưu ý nên sử dụng trong ngày.

7. Lá đu đủ

Lá đu đủ
Lá đu đủ

Lá đu đủ cũng là loại lá góp phần cải thiện khả năng sản xuất insulin trong tuyến tụy, vì thế làm hạ đường huyết một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá đu đủ chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa và kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng mãn tính, cấp tính của bệnh tiểu đường về thần kinh, tim mạch, giúp vết thương nhanh lành, hạn chế tình trạng viêm loét ở người bệnh.

Cách dùng: dùng lá đu đủ tươi đem đi xắt nhỏ rồi phơi khô, không được dùng lá đã vàng úa. Sau đó, cho lá đu đủ vào bình trà, đun sôi nước, hãm trà giống như chè xanh trong vòng 5 phút là dùng được ngay.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm: 8 Cách điều trị tiểu đường không dùng thuốc hiệu quả

8. Lá lốt

Lá lốt
Lá lốt

Lá lốt thường được dùng để làm thảo dược ngâm chân, các tác dụng đào thải độc tố ở gan bàn chân thông qua các huyệt đạo. Đồng thời, giảm nhức mỏi, viêm khớp do tiểu đường gây nên. Ngoài ra, việc thường xuyên ngâm chân trước khi đi ngủ đối với người bệnh tiểu đường còn giúp ổn định an thần, ngủ ngon, ổn định đường huyết. Đây cũng là một trong những loại lá giúp tinh thần của người bệnh phấn khởi, thoải mái hơn rất nhiều.

Cách thức thực hiện: lấy một nắm lớn lá lốt đem rửa sạch với nước rồi cắt thành từng khúc bằng đốt ngón tay. Sau đó, cho lá lốt vào nồi chứa 1.5 lít nước, đun sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp. Cho thêm một ít muối biển vào nước, để nguội bớt, đem đi ngâm chân trong vòng 10 – 20 phút.

9. Lá sa kê

Lá sa kê
Lá sa kê

Lá sa kê không quá xa lạ đối với người dân các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta. Trong lá sa kê có chứa quercetin, campherol có tác dụng làm hạ huyết áp, trị u, chữa bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, trong lá sa kê còn chứa một lượng chất xơ lớn nên góp phần làm chậm quá trình hấp thụ glucose từ thức ăn.

Cách dùng: dùng 100g lá sa kê vàng vừa rụng, 50g lá ổi non tươi, 100g trái đậu bắp tươi. Tất cả đem đi sắc với 1.5 lít nước, đun sôi đến khi còn 100ml nước, uống hằng ngày cho đến cho hết bệnh.

10. Lá vối

Lá vối
Lá vối

Việc sử dụng lá vối giúp người bị tiểu đường ổn định được lượng đường huyết sau khi ăn, giảm được mỡ trong máu và ngăn chặn các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường. Nhờ chứa nhiều hàm lượng chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid, cùng những hoạt chất ức chế khác, lá vối được nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng để chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn được các biến chứng về mắt.

Cách dùng: Cho 20 – 30g lá vối hoặc nụ vối vào ấm lọc, hãm như trà, uống thay nước uống hằng ngày cho đến khi hết bệnh.

11. Lá neem

Lá neem
Lá neem

Hoạt chất Meliacinolin có trong lá neem (lá trầu) có tác dụng làm giảm quá trình hấp thụ đường sau ăn bằng cách ức chế các men phân cắt tinh bột chuyển hóa thành đường. Đồng thời, hoạt chất này còn kích thích tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin, cung cấp đủ insulin cho tế bào. Ngoài ra, lá neem còn chứa lượng oxy hóa dồi dào, giúp kháng khuẩn, kháng viêm. Từ đó, góp phần làm chậm nguy cơ mắc các biến chứng xơ vữa động mạch do tiểu đường, bảo vệ tế bào thần kinh và ngăn chặn những cơn đau do biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.

Cách dùng: lấy 5 – 10g lá neem tươi đem phơi khô dưới bóng râm cho đến khi héo. Rửa sạch, nấu nước uống hàng ngày. Nước lá neem có vị đắng nên hơi khó uống. Nhưng nếu duy trì uống trong thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

12. Lá cây ca ri

Lá cây ca ri
Lá cây ca ri

Lá cây ca ri giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu, đồng thời, giúp làm giảm lượng triglycerid và cholesterol có trong máu. Từ đó, người bệnh tiểu đường bị béo phì sẽ giảm bớt cân nặng, tránh được nguy cơ biến chứng xơ vữa động mạch máu, đột quỵ,… Khi cân nặng giảm, bệnh nhân tiểu đường cũng hạn chế được tình trạng đi tiểu ra glucose.

Cách dùng: ăn 8 – 10 lá cây ca ri vào mỗi buổi sáng trong vòng 3 tháng.

13. Lá ổi

Lá ổi
Lá ổi

Lá ổi cũng là loại lá có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Dùng lá ổi làm giảm tác dụng của enzyme alpha – glucosidase (enzyme có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành đường glucose ở trong máu). Từ đó, làm giảm lượng đường huyết trong máu.

Cách dùng: chuẩn bị 4 – 5 lá ổi tươi rửa sạch với nước, đun sôi trong vòng 5p. Lọc lấy nước uống, uống sau mỗi bữa ăn là tốt nhất.

Ngoài những loại lá kể trên, còn một sản phẩm cũng góp phần điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường là Đường Mật Mía Sông Thu Bồn. Sản phẩm này cũng đang được nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng, mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh tiểu đường tận gốc với Đường Mật Mía Sông Thu Bồn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!