Tiểu đường ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu và cách điều trị

Tiểu đường không còn là căn bệnh quá xa lạ với con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Nhưng những hiểu biết về căn bệnh tiểu đường này không phải ai cũng nắm được. Nhiều người vẫn nghĩ rằng căn bệnh này chỉ gặp ở người lớn, nhưng thực tế cho thấy rằng trẻ sơ sinh vẫn có khả năng bị tiểu đường. Mà tiểu đường ở trẻ sơ sinh rất khó để phát hiện cũng như chữa trị. Mời bạn cùng tham khảo thêm về bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu và cách điều trị qua nội dung dưới đây.

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Bệnh Tiểu đường ở trẻ sơ sinh
Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Tiểu đường ở trẻ sơ sinh là căn bệnh rất hiếm gặp với tỉ lệ mắc chỉ 1/500000 trường hợp. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh mắc tiểu đường sẽ có khả năng tử vong khá cao. Tiểu đường sơ sinh trước 6 tháng tuổi không phải là tiểu đường tuýt 1, mà nó được gọi là “tiểu đường đơn gen”. Tiểu đường ở trẻ sơ sinh xảy ra ở trẻ trước 6 tháng tuổi( có thể kéo dài tới 12 tháng tuổi), được chia thành 3 loại:

* Tiểu đường sơ sinh thoáng qua

* Tiểu đường sơ sinh kéo dài

* Tiểu đường sơ sinh kết hợp hội chứng

Có mấy loại tiểu đường? Tìm hiểu các loại tiểu đường hiện nay

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh mắc bệnh tiểu đường

Tuy bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện nhưng vẫn sẽ có những biểu hiện của bệnh. Nếu các bậc phụ huynh chú ý sẽ có thể nhận ra để đưa trẻ đi khám và điều trị đúng thời điểm.

Khát nước, bú nhiều và đi tiểu nhiều

Khi mắc bệnh tiểu đường, đường huyết tích tụ nhiều làm cho thận phải làm việc liên tục để lọc cũng như hấp thụ đường dư thừa trong cơ thể. Khi thận không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ lọc và hấp thu đường nữa thì khi bé đi tiểu, đường dư thừa sẽ được đào thải theo đường nước tiểu. Từ đó, trẻ sơ sinh sẽ ở trong tình trạng mất nước, khiến trẻ lại uống nước nhiều hơn đề bù nước.

Khi nước tiểu của trẻ bị kiến bu không có nghĩa là trong nước tiểu của trẻ có đường. Khi mắc các bệnh lý như nhiễm khuẩn tiết niệu hay những nguyên nhân những chất tiết từ đường sinh dục làm tăng bạch cầu, hồng cầu, chất đạm kích thích cũng dẫn tới hiện tượng nước tiểu bị kiến bu.

Hay có cảm giác đói, mệt và ngủ nhiều

Trẻ sơ sinh có những cơn đói rất dữ dội, kéo dài và thường xuyên, ngay cả khi vừa ăn xong. Nguyên nhân là do thiếu insulin làm giảm lượng đường trong cơ thể khiến trẻ mất đi năng lượng cần thiết cho cơ thể. Điều này khiến trẻ phải nạp thêm năng lượng nếu không sẽ thấy mệt mỏi.

Sụt cân bất thường

Mặc dù trẻ ăn nhiều nhưng các mô trong cơ thể sẽ không lấy được năng lượng từ nguồn thức ăn tiếp nhận, mà lấy năng lượng dự trữ từ mô mỡ của cơ thể. Vì thế, trẻ mắc tiểu đường có dấu hiệu sụt cân mặc dù ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Thị lực giảm sút

Khi lượng đường trong máu tăng sẽ rút dịch từ mô thủy tinh thể của mắt, làm điều chỉnh tiêu cự mắt của bé. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng tổn thương mạch máu võng mạc, nghiêm trọng hơn là có thể mù lòa.

Dễ kích động, cáu gắt

Khi trẻ dễ bị kích động, cáu gắt, hay khóc nhiều vô lý do thì đây là những dấu hiệu bất thường, bậc phụ huynh cần để ý và đưa trẻ đi khám để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh khi mắc tiểu đường còn có các biểu hiện như: Co giật, hôn mê, thở nhanh, nhiễm trùng,…

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Một số nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như là di truyền từ cha mẹ, do đột biến gen hoặc do sự căng thẳng dẫn tới tình trạng mất cân bằng nội tiết tố liên quan tới đường huyết.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Cần tuân thủ những biện pháp sau để phòng ngừa tiểu đường ở trẻ sơ sinh:

* Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học

* Thường xuyên thăm khám định kỳ cho trẻ, đặc biệt là xét nghiệm chỉ số đường huyết của trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh tiểu đường cho trẻ sơ sinh

Cũng như điều trị bệnh tiểu đường cho người lớn thì điều trị tiểu đường cho trẻ sơ sinh cũng cần kiểm soát được lượng đường huyết, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo sự phát triển của trẻ.

* Ở giai đoạn đầu: Trẻ cần thử máu cũng như tiêm thuốc nhiều lần trong ngày.

* Giai đoạn lâu dài: Xét nghiệm phân tích gen để có phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh và thể trạng của trẻ.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh tiểu đường với nguyên nhân là do di truyền thì việc phát hiện bệnh sớm, chuẩn đoán sớm và phân tích gen sẽ góp phần vào làm tăng hiệu quả việc điều trị bệnh. Nếu phát hiện bệnh muộn thì bệnh lý sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Những thông tin cơ bản về tiểu đường ở trẻ sơ sinh giúp các bậc phụ huynh nhận biết được bệnh sớm và đưa con em mình đi chữa trị kịp thời. Mong rằng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho phụ huynh để có thể chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!