Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ cao bất thường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai phụ, thai nhi và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vậy tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm, bao nhiêu là an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Contents
Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì?
Chỉ số tiểu đường thai kỳ là mức đường huyết của những phụ nữ đang mang thai. Hay nói cách khác, đây chính là chỉ số dùng để đo lượng đường glucose trong máu khi mang thai của phụ nữ.
Tiểu đường thai kỳ được phát hiện, chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc cuối của thai kỳ. Nếu chỉ số đường huyết của thai phụ vượt quá mức cho phép thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là rất cao.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn?
Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn rơi vào những khoảng sau:
- Đường huyết lúc đói là ≤ 5,1 mmol/l (92 mg/dl).
- Đường huyết sau ăn một giờ là ≤ 10 mmol/l (180 mg/dl).
- Đường huyết sau ăn hai giờ là ≤ 8,5 mmol/l (153 mg/dl ).
Kết quả xét nghiệm cho thấy có 2 chỉ số bất thường thì sản phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?
Đối với lần khám thai đầu tiên
Phụ nữ khi mang thai có rất nhiều yếu tố gây mắc phải tiểu đường thai kỳ. Do đo, cần làm xét nghiệm HbA1C, xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm đường huyết bất kỳ.
- Nếu chỉ số đường huyết lúc đói > 7,0 mmol/L, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên >11,1 mmol/L, hoặc chỉ số HbA1c > 6,5%. Thai phụ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường lâm sàng.
- Nếu chỉ số đường huyết lúc đói rơi vào khoảng từ 5,1 đến 7,0 mmol/L, thai phụ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Nếu mức đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 – 28 thai kỳ sẽ tiến hành thực hiện biện pháp dung nạp glucose qua đường uống cho thai phụ để chẩn đoán kịp thời bệnh tiểu đường thai kỳ.
Từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ
Quy trình chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24 – 28 được thực hiện như sau: trước hết, bác sĩ sẽ đo chỉ số đường huyết lúc đói của thai phụ. Sau đó, thai phụ sẽ được hướng dẫn tiêu thụ hết 75g glucose trong vòng 5 phút. Sau khi uống glucose, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu để đo nồng độ đường huyết ở mốc thời gian 1 giờ và 2 giờ.
- Nếu chỉ số đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L thì sản phụ đã mắc bệnh tiểu đường trên lâm sàng.
- Phụ nữ mang thai được chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu có sự xuất hiện của một trong những chỉ số sau:
+ Chỉ số đường huyết khi đói ≥ 5,1 mmol/L.
+ Chỉ số đường huyết sau khi ăn 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L.
+ Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L.
Phụ nữ mang thai nên kiểm tra đường huyết như thế nào?
Việc kiểm tra chỉ số đường huyết của mỗi thai phụ sẽ tùy thuộc vào mức độ biểu hiện, cơ địa của từng người.
- Đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường trước thai kỳ: Phải kiểm tra chỉ số đường huyết trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ.
- Phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai: thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết trước bữa ăn sáng, sau mỗi bữa ăn.
- Nếu thai phụ bị tiểu đường type 1: những thai phụ này có thể sẽ phải kiểm tra lượng đường trong máu vào nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng. Các bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên kiểm tra xeton có trong nước tiểu lúc đói.
Và để chỉ số đường huyết trong máu luôn ở mức ổn định, thai phụ nên đến gặp bác sĩ ít nhất mỗi tháng một lần. Nếu có nhiều thời gian hơn thì nên thăm khám mỗi tuần một lần.
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Thường xuyên tập thể dục
Đối với những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp lượng đường dịch chuyển đến tế bào, hạn chế được tình trạng đường tồn đọng trong máu. Tuy nhiên, các thai phụ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tập luyện những vẫn duy trì nhịp tim dưới 140 nhịp/phút. Bỏ ra 30 phút tập những bài thể dục nhẹ nhàng, cơ thể thai phụ sẽ dễ dàng dung nạp glucose hơn, giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một trong những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả chính là cân bằng lại chế độ ăn uống đủ chất, dinh dưỡng cho cơ thể thai phụ. Thai phụ nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít calo, chất béo. Đặc biệt là không thể quên bổ sung trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, thai phụ không nên bỏ bữa và thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn được dung nạp.
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
Thai phụ nên chú trọng nhiều về vấn đề cân nặng, mẹ và bé không tăng quá 12 – 14 kg. Vì khi cân nặng tăng lên quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết.
Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết là một trong những giải pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ tốt nhất. Phải luôn theo dõi sát sao chỉ số đường huyết, những thay đổi của cơ thể để phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Đường Mật Mía Sông Thu Bồn. Sản phẩm này có chức năng bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tham khảo thêm: Khi nào nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ