10 Ảnh hưởng của căng thẳng kéo dài với sức khỏe con người

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và thậm chí có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng. Khi đó con người ta sẽ có những biểu hiện về tâm lý, cảm xúc bất thường; gây ra những khó khăn trong cuộc sống và công việc. Cùng chúng tôi tìm hiểu 10 ảnh hưởng của căng thẳng kéo dài tới sức khỏe nhé.

10 Ảnh hưởng của căng thẳng kéo dài với sức khỏe con người

1.Teo não, suy giảm trí nhớ

Khi căng thẳng, các tế bào não bộ bị thiếu oxy và hoạt động sẽ kém hiệu quả, thậm chí có thể bị chết dần. Theo một số nghiên cứu, căng thẳng  kéo dài chất xám có nguy cơ bị giảm. Não sẽ teo lại dẫn tới suy giảm trí nhớ, khó tập trung hơn trong học tập, công việc, khả năng ghi nhớ và tư duy kém hơn. Ngoài ra, stress kéo dài gây tổn thương các hoạt động của não bộ. Người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn trạng thái, rối loạn thần kinh,…

2.Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Căng thẳng kéo dài dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị và tác động lên hoạt động của dạ dày. Dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,… Ngoài ra, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột; dẫn tới một số bệnh như viêm ruột, hội chứng kích thích ruột, đau bụng, ỉa chảy, táo bón, khó tiêu,…

3.Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Căng thẳng thường gây ra những rối loạn về nhịp thở, nhịp tim tăng lên. Đồng thời làm giảm lượng máu chảy đến tim và dẫn tới những bất thường trong hoạt động tim mạch. Khi căng thẳng kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ví dụ như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…

4.Nguy cơ đột quỵ

Căng thẳng kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ. Đột quỵ thường dễ xảy ra khi những người bệnh có những cảm xúc quá độ, đặc biệt trong trường hợp đã có sẵn bệnh tâm lý trong người. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, những người bị căng thẳng kéo dài có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

5.Huyết áp

Stress có thể tạo ra các hormon như cortisol, có thể làm tăng huyết áp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, có thể làm tăng huyết áp tạm thời bằng cách là co các mạch máu và tăng nhịp tim.

6.Mất ngủ

Mất ngủ có thể gây ra trạng thái kích thích quá mức. Bị căng thẳng kéo dài có thể gây gián đoạn giấc ngủ và góp phần gây rối loạn giấc ngủ. Hãy thử tập yoga và các hoạt động chống căng thẳng khác trong ngày.

7.Tăng nguy cơ sinh non

Căng thẳng nghiêm trọng làm tăng nguy cơ sinh non. Hàm lượng cao căng thẳng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não của thai nhi. Các kỹ thuật tập yoga và giảm căng thẳng trước sinh được khuyến nghị trong những trường hợp này.

8. Làm chậm lành vết thương

Căng thẳng quá nhiều có thể trở thành gánh nặng cho hệ thống miễn dịch. Khi đối mặt với căng thẳng, lớp biểu bì da có thể nhanh chóng trở nên suy yếu. Khi đó, làn da tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng từ các mầm bệnh trong môi trường. Điều này cũng làm chậm khả năng chữa lành vết thương tự nhiên của làn da.

9. Làm khô da

Bất cứ khi nào cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ tăng đột biến hormone adrenaline và cortisol. Sự gia tăng adrenaline khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Nó kích hoạt các tuyến mồ hôi, khiến cơ thể bị mất nước. Bên cạnh đó, cơ thể cũng đáp ứng hạ nhiệt trước căng thẳng. Nếu không bổ sung nước cho cơ thể, làn da sẽ bị khô và mất nước. Trên cơ địa dễ bị chàm, tình trạng khô da từ ảnh hưởng của stress làm bệnh tiến triển.

10. Làm tăng đường huyết

Căng thẳng có thể làm tăng mức đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2; bạn sẽ thấy mức đường huyết cao hơn khi bạn trong tình trạng căng thẳng. Điều chỉnh thói quen ăn uống của bạn; tập luyện thường xuyên, thay đổi thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết.

Stress kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, có nguy cơ cao mắc những bệnh tim mạch, bệnh hệ tiêu hóa. Do đó, khi có những biểu hiện như căng thẳng, mất ngủ, rối loạn cảm xúc,… cần phải thay đổi lối sống, sinh hoạt và sắp xếp công việc hợp lý.

>>> Một số chủ đề hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!