10 Sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường cần tránh

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang mắc phải căn bệnh này, bạn nên tìm hiểu các biện pháp chữa trị và các sai lầm phổ biến để tránh gây bệnh nặng hơn và kiểm soát được tình trạng đường huyết của mình tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết 10 sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường và đưa ra giải pháp khắc phục cho bệnh tốt nhất.

Những sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường

1. Không sử dụng tinh bột

Một số người mắc tiểu đường nghĩ rằng việc loại bỏ tinh bột khỏi khẩu phần ăn sẽ giúp kiểm soát được đường huyết và cơ thể đang dư thừa đường nên không cần bổ sung. Điều này rất sai lầm vì cơ thể con người chúng ta cần một lượng đường nhất định để hoạt động và tinh bột giữ vai trò cho cơ thể chúng ta được đảm bảo.

Giải pháp: Chúng ta nên hạn chế các loại tinh bột có trong cơm trắng, cháo, phở, bún… vì đây là thành phần dễ làm đường huyết tăng. Cần bổ sung các loại ngũ cốc, yến mạch, tinh bột có trong gạo lứt, rau củ quả,…vì chúng có chứa hàm lượng chất xơ cao, không gây ra tình trạng đường huyết tăng sau khi ăn.

2. Bỏ bữa

Bỏ bữa là cơ hội cho tình trạng tăng đường huyết, gây ra nhiều nguy hiểm cho chúng ta. Việc bỏ bữa sẽ làm tăng nồng độ cortisol có trong máu, glucose trong máu cũng sẽ tăng cường giải phóng. Việc này rất đáng lo ngại vì so với lượng đường chúng ta hấp thụ trong một bữa ăn thì hai yếu tố này còn làm cho nồng độ đường trong máu tăng lên. Nồng độ cortisol tăng lên cũng sẽ làm Insulin trong cơ thể giảm đi một cách rõ rệt và ảnh hưởng rất nhiều tới việc chữa bệnh tiểu đường của chúng ta.

Giải pháp: Không nên bỏ bữa vì đây có thể là mối nguy hiểm luôn rình rập, thay vì đó chúng ta có thể ăn nhiều bữa trong một ngày, mỗi bữa ăn một ít, có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ 1 ngày. Làm thế sẽ giúp cơ thể đảm bảo hoạt động và hạn chế không gây ra tình trạng tăng đường huyết sau ăn.

3. Không dùng chung protein và tinh bột

Nếu chúng ta chỉ sử dụng tinh bột mà không ăn kèm với các chất protein thì sau khi cơ thể hấp thụ dưỡng chất sẽ chuyển hóa nhanh thành đường có thể gây ra tình trạng đường huyết khó hạ. Vậy nên, protein kết hợp với tinh bột là cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, kết hợp 2 quá trình này sẽ là chậm lại quá trình hấp thụ và chuyển hóa, giúp đường huyết ổn định hơn.

Giải pháp: Nên kết hợp ăn tinh bột cùng với một lượng nhỏ những thực phẩm giàu protein sẽ giúp chúng ta ổn định đường huyết hơn sau ăn.

4. Không luyện tập thể dục thường xuyên

Chế độ ăn uống nghiêm ngặt, khoa học, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng chúng ta lại bỏ qua một cách chữa bệnh vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả đó là tập thể dục thường xuyên. Việc này giúp chúng ta thấy thoải mái và thư giãn hơn, hơn thế nữa còn hỗ trợ cơ thể quá trình lưu thông máu và đưa lượng đường hấp thụ có trong máu về mức bình thường.

Giải pháp: Nên kết hợp ăn uống, sử dụng thuốc và tập thể dục thường xuyên để cơ thể của chúng ta luôn đảm bảo ổn định. Mỗi lần tập tối thiểu từ 30 – 40 phút, ít nhất là 5 lần/1 tuần và nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như thể dục tay không, đi bộ hoặc yoga,… hãy nhớ kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để tránh tình trạng chỉ số xuống thấp.

5. Chưa xác định rõ mục tiêu kiểm soát đường huyết

Để điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả, bạn phải trả lời được những câu hỏi sau: Mục tiêu đường huyết lúc đói của bạn là bao nhiêu? Nồng độ đường huyết trong máu sau khi ăn là bao nhiêu thì chấp nhận được? Chỉ số HbA1c bao nhiêu là tốt? Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ áp dụng được những biện pháp kiểm soát đường huyết phù hợp nhất. Từ đó, điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.

Giải pháp: bạn có thể tham khảo những khuyến cáo mới nhất của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ của bạn.

Một số chỉ số mà bạn nên biết giữ ở mức ổn định:

  • Đường huyết lúc đói (trước ăn): 80 -130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L)
  • Đường huyết sau ăn từ 1 – 2 giờ: <180 mg/dL (10.0 mmol/L)
  • HbA1c < 7%.

Lưu ý: các mục tiêu về thông số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

6. Có tư duy rằng thuốc tây có thể khắc phục được bệnh tiểu đường

Khi bạn đến thăm khám bác sĩ, họ sẽ kê cho bạn những đơn thuốc hạ đường huyết. Nhiều bệnh nhân sẽ nghĩ rằng thuốc chính là cách chữa bệnh tiểu đường vạn năng, giúp khắc phục mọi vấn đề hoặc chữa khỏi bệnh. Những rất tiếc, chưa có bất cứ loại thuốc tây nào có thể trị dứt điểm bệnh tiểu đường.

Để kiểm soát được lượng đường huyết, bạn nên kết hợp cả thuốc và chế độ tập luyện, ăn uống hợp lý. Ngay cả khi các chỉ số đường huyết đã ổn định, bạn vẫn nên duy trì các biện pháp như ăn uống và tập luyện một cách khoa học.

Giải pháp: Bạn phải nhớ rằng, khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết là điều phải làm xuyên suốt. Bạn cần phải phối hợp giữa việc dùng thuốc và cân bằng lại chế độ ăn uống, tập luyện vừa phải. Khi đường huyết đã ở mức ổn định, bạn có thể cân nhắc giảm liều lượng thuốc nhưng vẫn phải có sự đồng ý của bác sĩ.

Bên cạnh đó, sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn cũng là giải pháp tốt giúp mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo phương pháp Đông Y, giúp bổ sung đường dương mà cơ thể thiếu hụt và đào thải đường âm có hại ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà giúp người bệnh dần khỏe mạnh và chống chọi với bệnh tật.

7. Không thường xuyên theo dõi đường huyết

Một trong những sai lầm lớn nhất trong quá trình chữa bệnh tiểu đường chính là không thường xuyên theo dõi, kiểm tra lượng đường huyết. chỉ số đường huyết chính là yếu tố giúp bạn đánh giá sơ bộ chế độ ăn uống, tập luyện và quá trình dùng thuốc của bạn có hiệu quả không. Nếu bạn ghi chép lại chỉ số đường huyết hằng ngày, bác sĩ có thể dựa vào đó mà điều chỉnh lượng thuốc phù hợp.

Giải pháp: nên mua dụng cụ đo đường huyết tại nhà hoặc đã có sẵn, hãy thường xuyên kiểm tra đường huyết và ghi chép cẩn thận theo ngày, đưa cho bác sĩ trong lần tái khám tiếp theo.

8. Dùng thuốc tiểu đường không đúng cách

Không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng sử dụng một loại thuốc tây giống nhau. Mà tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc và liều lượng khác nhau. Việc tự ý dùng thuốc không đúng với chỉ định của bác sĩ không chỉ ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết mà còn gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Giải pháp: ghi chép rõ ràng chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Không sử dụng những đơn thuốc của bệnh nhân khác.

9. Cách chữa bệnh tiểu đường thông qua việc theo dõi chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết quá cao hay quá thấp đều không tốt với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Khi chỉ số đường huyết xuống thấp hơn 70 mg/dL (3.9mmol/l), cơ thể bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau đầu, vã mồ hôi, choáng váng, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn là ngất xỉu, hôn mê.

Giải pháp: kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên và xử lý ngay nếu xuất hiện những triệu chứng trên.

10. Không trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn

Đây là sai lầm lớn nhất mà người bệnh tiểu đường mắc phải. Mọi thông tin như dấu hiệu bất thường, các bệnh lý kèm theo, các phương pháp đang thực hiện,…đều có thể làm thay đổi quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng nếu bạn trao đổi với bác sĩ, các yếu tố ảnh hưởng này sẽ được cân bằng và hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

*** Trên đây là 10 Sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường cần tránh. Bạn cần chú ý để đảm bảo sức khỏe, tránh làm bệnh nặng thêm và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

>>> Tham khảo các bài viết khác như:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!