Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ không biết bản thân có mắc bệnh gì hay không nếu không đến bệnh viện để khám. Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cũng vậy, họ không biết bây giờ tình trạng sức khỏe của mình đã đến giai đoạn mấy, chính vì vậy bài viết dưới đây về 4 giai đoạn tiểu đường và cách ngăn phát triển giai đoạn cuối giúp người bệnh tiểu đường tham khảo thêm.
Contents
Các thông tin cần biết về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, tình trạng đường huyết tăng cao so với mức bình thường. Bệnh tiểu đường thường có nhiều loại: tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ. Thông thường, mỗi loại sẽ có các nguyên nhân gây bệnh riêng.
Bệnh tiểu đường cũng khá giống nhiều căn bệnh mãn tính khác, đa số các trường hợp bệnh tình đều âm thầm tiến triển theo thời gian từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Việc điều trị sẽ dễ dàng hơn đối với các bệnh nhân được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, người bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi mà có thể chưa cần dùng đến thuốc. Nhưng đa số các bệnh nhân tiểu đường thường phát hiện ra bệnh ở giai đoạn cuối, có các dấu hiệu biến chứng.
Các trường hợp bệnh thường nghĩ rằng bệnh tiểu đường chỉ cần hạ đường huyết là được mà không hay biết mỗi loại, mỗi giai đoạn có các mục tiêu điều trị khác nhau. Đây được xem là sai lầm nghiêm trọng làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, biến chứng nặng nề, ảnh hưởng khủng khiếp đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.
Bệnh tiểu đường có bao nhiêu giai đoạn?
Bệnh tiểu đường thường được phân chia thành 2 giai đoạn: type 1 và type 2
Tuy nhiên, giai đoạn ở tiểu đường type 1 là không rõ ràng còn giai đoạn tiểu đường type 2 được chia thành 4 giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn 1: tiểu đường giai đoạn đầu
- Giai đoạn 2: tiểu đường tiến triển
- Giai đoạn 3: tiểu đường khó kiểm soát
- Giai đoạn 4: bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Đặc điểm của các giai đoạn bệnh tiểu đường
Giai đoạn 1: tiểu đường giai đoạn đầu
Thường gọi giai đoạn này là giai đoạn tiền tiểu đường, lượng đường trong máu được xác định là cao hơn so với mức bình thường nhưng đây chưa được coi là giới hạn để chẩn đoán tiểu đường. Ở giai đoạn này, tình trạng bệnh sẽ kéo dài từ 3 – 5 năm.
Trong giai đoạn này, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm thì có thể được chữa khỏi mà không tiến triển bệnh thành tiểu đường type 2.
Giai đoạn này thường khá mơ hồ, người bệnh nên đến bệnh viện nếu thấy những dấu hiệu này: đi tiểu nhiều hơn bình thường, vị trí nếp gấp như cổ tay, cổ chân, gáy, nách có các mảng da tối màu và thấy mệt mỏi trong người.
Giai đoạn 2: tiểu đường tiến triển
Đây là giai đoạn có tình trạng cơ thể không thể tự bù trừ được kháng insulin, tuyến tụy sẽ giảm khả năng sản xuất insulin và làm cho đường huyết tăng cao so với mức cho phép.
Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: đi tiểu nhiều, khát nước, ăn nhiều nhưng nhanh đói, sụt cân, da khô ngứa, chân tay tê mỏi, mắt mờ,… và phải dùng thuốc để điều trị.
Giai đoạn 3: tiểu đường khó kiểm soát
Trong giai đoạn này, bệnh nhân có tình trạng kháng insulin tăng cao và tuyến tụy ngày càng suy kiệt khiến chỉ số đường huyết tăng nhanh chóng. Cùng lúc đó, người bệnh phải dùng nhiều thuốc hạ đường huyết để điều trị, nhiều trường hợp phải chuyển từ thuốc sang tiêm mới kiểm soát được lượng đường trong máu.
Giai đoạn này, các biến chứng đã xuất hiện rõ rệt trên mạch máu, thần kinh, mắt và bàn chân. Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường giai đoạn 3 không chỉ đơn giản là hạ đường huyết mà còn phải cải thiện biến chứng và phòng biến chứng tiến triển nặng hơn.
Giai đoạn 4: bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn các biến chứng trở nặng, bệnh nhân đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cùng lúc dẫn đến đe dọa tính mạng như:
- Suy tim: xơ vữa động mạch do biến chứng mạch máu làm cho tim phải co bóp nhiều hơn, theo thời gian sẽ bị suy kiệt làm cho bệnh nhân mệt mỏi, ho, tức ngực, khó thở,… thậm chí là tử vong do nhồi máu cơ tim hoặc rung nhĩ đột ngột.
- Suy thận: ở giai đoạn cuối tình trạng này khá phổ biến, lượng đường cao phá vỡ mạch máu nuôi tim và gây tổn thương mạch máu ở thận. Vì thế, do không còn khả năng lọc máu gây ra tình trạng các chất độc hại tích tụ trong cơ thể làm bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn và có thể phải chạy thận nhân tạo mới duy trì được sức khỏe.
- Liệt dạ dày: nhiều người bệnh gặp phải tình trạng liệt dạ dày khiến việc ăn uống cực kỳ khó khăn, nhiều trường hợp phải đặt ống dẫn thức ăn.
- Loét bàn chân, xuất huyết võng mạc,…
Cách ngăn phát triển bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Tùy thuộc vào các trường hợp bệnh tình ở giai đoạn mấy để có từng phương pháp điều trị cụ thể.
Ở giai đoạn đầu (tiền tiểu đường) bệnh nhân có thể chưa cần dùng đến thuốc mà thay vào đó nên điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên. Nên ăn ít tinh bột, ít chất béo, nhiều chất xơ, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và không dùng chất kích thích.
Ở giai đoạn tiểu đường tiến triển bệnh nhân vẫn tiếp tục kiểm soát chế độ ăn như giai đoạn đầu kết hợp dùng thuốc điều trị, nếu được bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết hàng ngày và theo dõi để đánh giá hiệu quả điều trị để phối hợp với bác sĩ điều chỉnh.
Ở giai đoạn tiểu đường khó kiểm soát mục tiêu điều trị là kiểm soát được biến chứng của bệnh và ổn định đường huyết. Bệnh nhân nên biết khoảng đường huyết an toàn của bản thân để theo dõi và nên đi tái khám 3 tháng/lần để điều chỉnh kế hoạch điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên sử dụng thêm các thảo dược.
Trong giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường rất khó khăn, phải phối hợp giữa bác sĩ và gia đình để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Giai đoạn này, cần cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu vì hệ tiêu hóa đã bị ảnh hưởng, giảm ăn muối, chất béo và kiểm soát chất đạm hàng ngày đối với bệnh nhân bị suy tim, suy thận. Gia đình cần động viên tinh thần cho bệnh nhân để có thêm động lực điều trị và chống lại bệnh tật.
Đường Mật Mía Sông Thu Bồn cung cấp “đường dương” và là năng lượng trực tiếp cho tất cả tế bào trong cơ thể mà không phải trải qua quá trình chuyển hóa, giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, gan, thận…. của người bệnh. Bên cạnh phòng ngừa tiểu đường giai đoạn cuối, đây cũng là giải pháp giúp ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
*** Xem thêm: