Với những người đang bị tiểu đường tuýp 1 thì cần phải thực hiện theo dõi lượng đường trong máu một cách thường xuyên. Nếu trong trường hợp không có chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động và điều trị bệnh hợp lý thì người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường Tuýp 1 là gì?
Contents
Thời điểm ăn uống của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1
Người bị tiểu đường tuýp 1 cần chú ý thời điểm ăn uống để kiểm soát tốt căn bệnh tiểu đường.
- Ăn đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày là điều quan trọng đối với một số người, đặc biệt là những người dùng insulin tác dụng kéo dài.
- Nên ăn từng bữa nhỏ, gần như là ăn vặt suốt cả ngày, để luôn duy trì đường huyết ổn định cả ngày, và tránh trường hợp đường huyết tăng vọt.
- Một bữa ăn sáng sẽ rất tốt để đảm bảo lượng đường máu cần thiết sau một đêm nghỉ ngơi.
- Chọn đúng nhóm thực phẩm nên và không nên ăn để kiểm soát lượng đường huyết ổn định.
- Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
- Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Thực phẩm dành cho người tiểu đường tuýp 1
Chế độ ăn cho người tiểu đường type 1 là tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất; giảm bớt các thực phẩm nhiều đường âm, chất béo, carbohydrate.
Nhóm tinh bột, ngũ cốc
Việc cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn là một sai lầm. Chúng đóng vai trò rất quan trọng nhằm cung cấp năng lượng cho các tế bào làm việc. Người bệnh vẫn nên duy trì ở lượng phù hợp với thể trạng.
Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
Nhóm thịt cá
Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm chất béo
Các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa bao gồm: các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu hà lan, đậu phộng, đậu nành, mè, hạt hướng dương, trái bơ, quả hạch, cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi…
Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm chứa các acid béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được là omega 3, omega 6, omega 9, vitamin E và không có cholesterol.
Nhóm rau xanh
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình; thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Hoa quả
Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa. Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
Vitamin và khoáng chất
Bổ sung các vitamin và khoáng chất thông qua trái cây như chuối, cam, dưa, lê, mận;… và các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt để bổ sung thêm khoáng chất cần thiết. Các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là những nguồn cung cấp carb (chứa chất xơ không hòa tan) tốt cho người tiểu đường.
Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe
Đường Mật Mía Sông Thu Bồn là sản phẩm hữu ích cho người bệnh tiểu đường. Với tác dụng bổ sung đường dương cho các tế bào sử dụng trực tiếp, các cơ quan như gan, tụy sẽ giảm bớt áp lực phải thực hiện chuyển hóa đường. Đồng thời, việc đào thải đường âm tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ giúp cải thiện và điều trị bệnh tiểu đường.
Thực phẩm mà người tiểu đường tuýp 1 nên kiêng
Bên cạnh những nhóm thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung thì cần tránh sử dụng những loại thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga…
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loài này chứa một lượng đường âm rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Điều trị bệnh tiểu đường là quá trình lâu dài; phải lưu tâm hơn về chế độ dinh dưỡng bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy tập cho mình một thói quen tốt để không còn lo biến chứng xuất hiện sau một thời gian dài mắc bệnh.