Trong thời gian chuyển mùa, đặc biệt là khi trời bắt đầu lạnh dần, tình trạng đau nhức xương khớp chính là nỗi lo của rất nhiều người. Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết thêm nhiều về đau nhức xương khớp vào mùa lạnh và cách giảm đau hiệu quả.
Contents
Tại sao vào mùa lạnh lại thường xuyên đau nhức xương khớp?
Đau nhức xương khớp vào mùa lạnh là một trong những bệnh mà rất nhiều người mắc phải, nhất là người cao tuổi và trung niên. Đau nhức xương khớp thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
Do không khí lạnh xâm nhập vào
Khi trời chuyển lạnh, nhiệt độ dần giảm xuống, cơ thể chúng ta sẽ có xu hướng tích trữ năng lượng, tuần hoàn máu sẽ trở nên kém hơn so với bình thường. Lúc này, hơi lạnh xâm nhập vào cơ thể thông qua da, mạch máu ở những vùng da bị xâm nhập co lại khiến cho quá trình lưu thông dịch khớp giảm, máu vào xương khớp ít hơn hoặc bị hạn chế. Vì thế, thiếu máu để nuôi dưỡng các màng hoạt dịch và khớp. Làm cho sụn và dịch khớp bị tổn thương, gây nên tình trạng đau nhức xương khớp vào mùa lạnh.
Bên cạnh đó, vào mùa lạnh thì độ ẩm trong không khí sẽ tăng cao, gây ảnh hưởng đến dịch nhờn trong khớp, nên dễ xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp.
Co rút gân cơ khớp
Sự tăng nhanh của độ ẩm trong không khí gây co rút gân cơ khớp, căng cứng cơ và gân. Khi các khớp bị khô cứng sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển, vận động sinh hoạt hàng ngày.
Rối loạn tuần hoàn máu.
Trời lạnh sẽ làm chậm quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp vào mùa lạnh. Tình trạng này phổ biến hơn ở người già, trung niên. Khi các khớp, xương của họ trở nên cứng cỏi, không còn linh hoạt và hệ miễn dịch suy giảm dần là yếu tố gây nên bệnh đau nhức xương khớp.
Bệnh khớp mãn tính
Nguy cơ mắc thoái hóa khớp sẽ tăng dần theo độ tuổi. Vì vậy, những người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao hơn như thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,… Những cơn đau nhức xương khớp do những bệnh này gây nên có thể tấn công vào mùa đông.
Triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp.
Có cảm giác đau nhức ở các khớp xương.
Mỗi khi trái gió trở trời, các khớp xương thường xuyên vận động như: ngón tay, cổ tay, cổ chân, đầu gối sẽ làm người bệnh có cảm giác đau nhức từ bên trong xương, ê ẩm, gây ra hiện tượng các khớp sưng đỏ, tê cứng khớp.
Tại những vùng thường xuyên có dấu hiệu đau nhức, xương khớp đều có thể trở nên xấu hơn, nguy cơ xuất hiện tại các khớp đã từng bị trước đó hoặc những chỗ như: xương cột sống, xương thắt lưng, xương khớp gối,…đang mắc bệnh.
Vào ban đêm và sáng sớm tình trạng bệnh sẽ trở nặng nên vì thời gian này nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh khiến các khớp xương đau nhức dữ dội. Chính vì vậy, làm người bệnh có thói quen ít cử động khi bị đau nhức xương khớp, lâu ngày các khớp trở nên tê cứng, có thể mất khả năng vận động, di chuyển,…
Tại các khớp phát ra âm thanh
Khi vào thời tiết lạnh, người bệnh vận động sẽ phát ra âm thanh do xương cọ sát với nhau tại các vị trí đau khớp, điều này theo thời gian có thể gây tổn thương nghiêm trọng và đau đớn cho bệnh nhân.
Cứng khớp tại các vị trí đau nhức
Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi người bệnh ngủ dậy, nó chỉ kéo dài từ 10 – 30 phút làm các khớp bị tê cứng, rất khó cử động hoặc không thể cử động.
Đối tượng đau nhức xương khớp vào mùa lạnh phổ biến
Hiện tượng đau nhức xương khớp thường gặp phổ biến ở:
- Người trung niên và người cao tuổi
- Những người thường xuyên tiếp xúc và làm việc các công việc nặng.
- Người thừa cân, béo phì, những người mắc bệnh lý xương khớp mãn tính.
- Người bị gãy xương, chấn thương cột sống đã điều trị nhưng chưa dứt điểm hoặc chưa được điều trị.
- Người có chế độ sinh hoạt không khoa học, những thói quen xấu như: nằm nghiêng khi ngủ, làm việc không đúng thời gian, lười vận động,…
- Người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm không khí, nắng nóng, độ ẩm cao,…
Một số cách phòng ngừa và giảm đau nhức xương khớp vào mùa lạnh hiệu quả
Nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Mỗi người nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các chất kích thích, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh, thịt đỏ, thức ăn quá nóng hoặc quá chua, quá mặn. Ngoài ra, uống đầy đủ nước còn giúp lưu thông tuần hoàn máu đến các khớp tốt hơn.
Thường xuyên vận động, tập luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, giữ cân nặng ở mức vừa phải và tránh tình trạng thừa cân, béo phì vì đó cũng là nguyên nhân gây ra áp lực lên các khớp xương từ đó theo thời gian sẽ gây đau nhức khớp xương.
Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh việc ăn uống và sinh hoạt thì chế độ nghỉ ngơi cũng là một biện pháp giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Khi gặp tình trạng đau nhức xương khớp thì nên hạn chế các hoạt động tránh đè nặng và gây áp lực lên các khớp đang bị tổn thương, có thể xoa bóp, chườm nóng, dùng miếng dán giảm đau tại chỗ đau khớp…
Nên giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh
Vào thời tiết lạnh nên tăng cường giữ ấm cho cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh các bộ phận như cổ, tay, chân… bên cạnh đó, nên làm ấm vùng khớp bằng các phương pháp thảo dược,…
Nên vận động xương khớp nhẹ nhàng, thường xuyên
Nhiều người bệnh không dám vận động vì sợ đau nhức xương khớp mà lại không biết rằng càng ít vận động thì xương khớp càng ngày càng tê cứng. Chính vì vậy, khi gặp các tình trạng về đau nhức xương khớp nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng hiệu quả để giúp lưu thông khí huyết, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, bôi trơi các khớp bằng các bài tập yoga, đi bộ, tập thể dục,…
Ngoài những phương pháp trên, bạn nên tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Đường Mật Mía Sông Thu Bồn – sản phẩm cung cấp, bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, góp phần làm chắc khỏe xương, cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh chóng nhất.
*** Tham khảo thêm: Nguyên nhân và cách điều trị đau nhức khớp khuỷu tay