[Giải đáp] Bị tiểu đường có ăn được chôm chôm không?

Để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đường, tinh bột. Bị tiểu đường có ăn được chôm chôm không nhận được nhiều sự quan tâm. Liệu lượng đường trong chôm chôm có ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường hay không? Tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Bị tiểu đường có ăn được chôm chôm không?

Bị tiểu đường có ăn được chôm chôm không? Câu trả lời là có. Chôm chôm giàu vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của gốc tự do. Chất xơ trong chôm chôm giúp hỗ trợ tiêu hóa; kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cholesterol.

Giải đáp bị tiểu đường có ăn được chôm chôm không
Giải đáp bị tiểu đường có ăn được chôm chôm không

Chôm chôm chứa các khoáng chất như Kali, giúp kiểm soát huyết áp và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Chôm chôm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư.

Lưu ý cho người bị tiểu đường khi ăn chôm chôm

Dù ăn chôm chôm tốt cho người bị tiểu đường nhưng cũng cần lưu ý một vài điều sau:

Ăn lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều

Ăn tối đa 100g chôm chôm (tương đương 5-7 quả nhỏ) mỗi lần. Không nên ăn quá 2 lần chôm chôm mỗi tuần. Luôn theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn chôm chôm để điều chỉnh lượng ăn phù hợp.

Chọn thời điểm ăn

Nên ăn chôm chôm vào bữa phụ, sau bữa ăn chính khoảng 2-3 tiếng. Không nên ăn chôm chôm vào buổi tối vì có thể làm tăng đường huyết vào ban đêm.

Kết hợp với thực phẩm khác

Nên ăn chôm chôm kèm với các loại hạt, sữa chua không đường hoặc các loại trái cây ít đường khác. Cách kết hợp này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Tránh ăn chôm chôm cùng lúc với các loại thực phẩm giàu tinh bột, đường.

Lựa chọn chôm chôm

Chọn chôm chôm chín tự nhiên, không bị dập nát, không có dấu hiệu hư hỏng. Nên ưu tiên chọn chôm chôm nhãn, chôm chôm Java vì chúng có vị ngọt thanh, ít đường hơn so với các loại chôm chôm khác.

Người bệnh tiểu đường cần theo dõi đường huyết thường xuyên. Và điều chỉnh lượng chôm chôm ăn vào cho phù hợp. Tuân thủ chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, lành mạnh cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh. Bổ sung các thực phẩm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể như Gia Vị Mẹ Nêm, Đường Mật Mía Sông Thu Bồn,.. Bên cạnh việc ăn uống, cần duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục đều đặn và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường
Sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường

Xem thêm: Tiểu đường nên ăn quả gì? 10 Loại trái cây tốt nhất cho người bị tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!