Hiện nay bệnh tiểu đường type 2 được coi là một trong những bệnh đang gia tăng một cách báo động toàn cầu. Chúng ta phải cảnh giác đối với bệnh tiểu đường này vì đây là căn bệnh có tỷ lệ gây chết người đứng thứ ba trên thế giới sau ung thư và tim mạch. Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong đó bệnh tiểu đường type 2 thường gặp ở độ tuổi trung niên và có tỷ lệ chiếm đến 90% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Bài viết dưới đây mời bạn cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường type 2 là gì, triệu chứng như thế nào và chế độ ăn cho người tiểu đường type 2.
Bạn có thể tham khảo thêm về phân loại bệnh tiểu đường hiện nay
Contents
- 1 Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
- 2 Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường gặp
- 3 Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2
- 3.1 Yêu cầu chung đối với người bệnh tiểu đường type 2
- 3.2 Phân chia bữa ăn cho người bệnh tiểu đường type 2 như thế nào cho hợp lý?
- 3.3 Các thành phần dinh dưỡng dành cho người bị bệnh tiểu đường type 2
- 3.4 Các loại thực phẩm dành cho người tiểu đường type 2
- 3.5 Một số món ăn vặt dành cho người tiểu đường type 2
- 3.6 Một số hoạt động thể chất nên tham gia bên cạnh một chế độ ăn hiệu quả
Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
Bệnh tiểu đường type 2 là tình trạng cơ thể không thể tạo ra được insulin hoặc không sử dụng tốt insulin. Insulin rất quan trọng, nó là loại hormone giúp cho đường có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào, tránh tình trạng quá nhiều đường tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Quá nhiều đường sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch, thận, suy giảm thị lực.
Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường gặp
Tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày
Lượng đường trong máu tăng lên cao khiến người bệnh cảm giác buồn tiểu, phải đi nhiều lần, nguy hiểm hơn là nó đã xâm nhập vào đường tiết niệu và đường bàng quang. Hiện tượng này cũng sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước.
Thường xuyên khát nước
Khi lượng đường trong nước tiểu tăng, cơ thể sẽ ra tín hiệu, một lượng nước tiểu lớn được hình thành. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng chống lại bằng cách gửi tín hiệu lên não để tạo cảm giác khát nước, đòi hỏi cơ thể phải được bổ sung thêm nhiều nước nhằm làm loãng lượng đường trong máu và đưa lượng đường huyết đang tăng cao trở về ngưỡng bình thường. Điều này sẽ kích thích làm người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Ngay cả khi ăn đủ hay ăn nhiều, thì tình trạng sụt cân vẫn diễn ra. Đây là dấu hiệu của các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 vẫn hay gặp phải. Nguyên nhân sâu xa của sụt cân là do mất nước nhiều và phải đi tiểu nhiều.
Thèm ăn, ăn nhiều nhưng nhanh đói
Insulin giúp hạ lượng đường trong máu nhưng bên cạnh đó nó còn một chức năng kèm theo là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.
Đau tay chân hoặc tê bàn tay chân
Não sẽ phát ra tín hiệu người bệnh sẽ có cảm giác kiến bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường mà não ra tín hiệu, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, nhưng khi đã sưng, đau là dấu hiệu tổn thương thần kinh nặng.
Khi bị vết thương hở thì rất lâu lành vết thương và dễ nhiễm trùng
Nguyên nhân là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng cả đến hệ miễn dịch, cơ thể không có sức đề kháng và kèm theo suy giảm hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương.
Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2
Ngoại trừ tập thể thao đều đặn và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng để điều trị bệnh tiểu đường type 2 ở người trưởng thành.
Yêu cầu chung đối với người bệnh tiểu đường type 2
- Phải duy trì đường máu trở lại mức trung bình bằng cách cân bằng các chất dung nạp vào cơ thể, chú ý hoạt động thể thao thường xuyên
- Phải dùng thuốc theo toa hoặc theo sự chỉ dẫn trực tiếp của bác sĩ
- Nạp một lượng tinh bột vừa đủ, trái cây hoa quả không nên ăn loại có quá nhiều hàm lượng đường.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe, đo lượng đường trong máu hàng ngày
- Duy trì các hoạt động thường ngày ở chế độ thư giãn, thanh lọc cơ thể, hạn chế stress căng thẳng mệt mỏi.
- Bỏ thuốc lá, không dùng thức uống có cồn.
Phân chia bữa ăn cho người bệnh tiểu đường type 2 như thế nào cho hợp lý?
Bệnh nhân nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để hạn chế tình trạng lượng đường trong máu bị tăng lên quá mức. Đặc biệt nên lưu ý mang theo thuốc hạ đường huyết để phòng ngừa tình huống hạ đường máu đột ngột do đói hoặc mất năng lượng cả ngày. Thay vì bệnh nhân ăn 3 bữa chính như bình thường, người bệnh tiểu đường type 2 nên chia nhỏ các bữa ăn làm 6 đến 7 bữa ăn trong ngày và chú ý lượng calo, đường nạp vào cơ thể. Thu nhỏ khẩu phần ăn còn góp phần giảm cân hiệu quả, dưới đây là ví dụ về thu nhỏ khẩu phần ăn
- Buổi sáng: Nạp đủ năng lượng, chiếm 20% calo
- Bữa lỡ: Ăn thêm một ít cách buổi sáng 2 tiếng, chiếm 10% calo
- Bữa trưa: Nạp năng lượng đủ theo khẩu phần ăn, chiếm 25% calo
- Buổi lỡ trưa: Ăn thêm cách bữa trưa 2 tiếng, chiếm 10% calo
- Buổi chiều: Ăn bữa tối lượng vừa đủ, chiếm 15% calo
- Buổi tối: Ăn thêm buổi tối, chiếm 10% calo
- Buổi cuối trong ngày: Nạp thật ít đường vào cơ thể, nhưng phải đảm bảo có calo để đường máu không bị hạ.
Các thành phần dinh dưỡng dành cho người bị bệnh tiểu đường type 2
Người bệnh tiểu đường type 2 nên chọn các loại thực phẩm góp phần giúp chỉ số đường huyết thấp, mỗi khẩu phần ăn đều phải hạn chế sử dụng thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết. Dưới đây là thông tin các loại thực phẩm góp phần giúp chỉ số đường huyết thấp gồm các loại có Glucid, Protein, Lipid.
- Glucid: Nên dùng các loại có carbohydrat như gạo lứt, bánh mì đen.
- Protein: Có trong các loại thịt, sữa không đường, đậu.
- Lipid: nên dùng dầu, không dùng mỡ động vật, không ăn nhiều đồ chiên nóng, nên ăn chất béo có trong bơ hoặc quá óc chó vì chúng không có chất béo không bão hòa đơn.
- Cung cấp nhiều chất xơ: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, hoa quả có màu xanh, rau củ, đậu, bột yến mạch, bột ngũ cốc làm từ nguyên hạt.
Các loại thực phẩm dành cho người tiểu đường type 2
- Trứng: Là loại thực phẩm tiện nghi và được đánh giá là tốt nhất dành cho người tiểu đường, trứng giúp kiểm soát đường máu trong cơ thể, cải thiện độ nhanh nhạy của insulin. Lời khuyên của chuyên gia dành cho bệnh nhân tiểu đường type 2 là nên ăn 2 cái trứng mỗi ngày cho đến khi cải thiện được lượng đường trong máu.
- Rau lá xanh: Những người bị bệnh tiểu đường type 2 nên bổ sung chất xơ vào cơ thể bằng các loại rau củ, trái cây hoa quả để hỗ trợ bệnh tình.
- Quế: Quế cũng có chức năng kiểm soát lượng đường trong máu và tăng độ nhạy của insulin
- Quả hạch: Bao gồm một nhóm các quả hạch như hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ hồ đào.
- Dâu tây: Giúp chống viêm lợi, hạn chế lượng đường trong máu, bổ sung năng lượng C cần thiết cho một ngày.
Thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường type 2 | Thực phẩm không nên ăn khi bị tiểu đường type 2 |
|
|
Một số món ăn vặt dành cho người tiểu đường type 2
- Sữa chua không đường: Chứa các lợi khuẩn, giúp cải thiện đường ruột và làm giảm mức độ insulin trong cơ thể
- Các loại bánh quy nguyên hạt: Bánh quy sử dụng tinh bột tinh luyện giúp cải thiện tình trạng ăn trực tiếp tinh bột, hạ đường huyết và góp phần giúp lượng đường trong máu của bạn ở mức trung bình.
- Salad trộn: Ăn salad giúp thanh lọc cơ thể, giảm hàm lượng đường trong máu.
- Sinh tố: Nước ép và sinh tố giúp cung cấp vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó tác động đến insulin, hạn chế tình trạng đường trong máu tăng cao.
Một số hoạt động thể chất nên tham gia bên cạnh một chế độ ăn hiệu quả
- Giúp làm các việc trong nhà: chăm sóc làm vườn, thay thế thang máy thang cuốn bằng cách thang bộ hoặc đi bộ vòng quanh khu nhà ở, sân vườn…., vận động mỗi ngày để cùng nhau cải thiện sức khỏe
- Tập thể dục aerobic: khiêu vũ, bơi lội, chạy xe đạp, bơi lội, bóng rổ. Hoạt động đến khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong một tuần, nếu bận việc có thể hoạt động cách bữa và nghỉ bữa.
- Tập Yoga hoặc tập Gym: Hai loại hình thể thao này hiện nay đang phổ biến và được ưa chuộng, ngoài ý nghĩa có sức khỏe, dáng đẹp thanh thoát thì còn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 rất hiệu quả. Tập luyện điều đặn và đúng cách, bệnh tiểu đường type 2 sẽ thuyên giảm và bản thân chúng ta có một sức khỏe tuyệt vời, thân hình cân đối.
- Tập võ: Bên cạnh các hoạt động nêu trên thì tập võ cũng là một cách mà người tiểu đường type 2 nên áp dụng. Việc tập võ cùng tập thể cũng sẽ giúp người bệnh vận động nhiều hơn theo mọi người xung quanh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường Type 1