Hiện nay, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các vấn đề đặt ra xung quanh việc ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường cũng được quan tâm nhiều hơn. Điển hình như, rất nhiều người thắc mắc liệu bị tiểu đường có uống rượu được không? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Tham khảo về những loại nước uống dành cho người bị tiểu đường
Contents
Người bị bệnh tiểu đường có uống được rượu không?
Rượu là một loại đồ uống có cồn, nóng. Uống rượu nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc sẽ phải kiêng hoàn toàn uống rượu khi đã bị bệnh tiểu đường. Nếu bị bệnh tiểu đường, chỉ cần chú ý uống rượu đúng cách với liều lượng cho phép thì vẫn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Tốt nhất, người bị tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống rượu như thế nào với từng trường hợp sức khỏe cụ thể. Bởi mỗi người sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, có những người sẽ hoàn toàn phải kiêng rượu.
Người bị tiểu đường uống rượu như thế nào cho hợp lý?
Những người bị tiểu đường nên uống từ từ, không nên uống quá nhiều trong 1 lần. Người bị tiểu đường nên có một kế hoạch sử dụng đồ uống có cồn một cách hợp lý. Và điều cần thiết là người bệnh nên kiểm tra lượng đường trong máu trước và 24 giờ sau khi sử dụng rượu.
Người bị tiểu đường nên uống bao nhiêu rượu?
Về cơ bản người bệnh tiểu đường không nên uống rượu. Nếu muốn uống thì chỉ nên sử dụng lượng uống tối đa một ngày khoảng: 360ml hoặc 150ml rượu vang hoặc 40ml rượu mạnh như vodka, whiskey.
Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị không uống quá hai ly rượu tiêu chuẩn mỗi ngày cho cả nam và nữ. Có thể pha rượu mạnh với nước lọc, nước suối, soda cho dễ uống và để hạn chế lượng rượu được uống. Nếu có thể, nên thay rượu bằng các loại đồ uống không có cồn.
Những lưu ý khi sử dụng rượu đối với người bị tiểu đường
Vì thể trạng của người bị tiểu đường khác với người bình thường nên cần chú ý những điều sau khi sử dụng rượu.
Không bao giờ được phép uống rượu khi đói
Thực phẩm làm chậm tốc độ hấp thụ rượu vào máu. Bên cạnh đó, các triệu chứng hạ đường huyết có thể đột nhiên xuất hiện, gây nguy hiểm nếu người uống không ăn uống gì trước đó. Hãy chắc chắn ăn một bữa ăn hoặc ăn nhẹ những thức ăn có chứa carbohydrate nếu bạn định uống rượu.
Lựa chọn rượu một cách chọn lọc
Cần cảnh giác với các loại rượu nguyên chất thủ công, vì những thức uống này có thể có lượng cồn và calo gấp đôi so với các loại rượu nhẹ hơn.
Tránh uống rượu và thuốc điều trị cùng lúc
Nếu người bệnh đang tiêm insulin và trong ngày có uống rượu, việc kiểm tra đường máu trước khi đi ngủ là vô cùng cần thiết; nếu kết quả dưới 7 mmol/l thì nên ăn thêm thức ăn. Nếu không thử được, nên ăn đồ ăn có tinh bột để tránh nguy cơ hạ đường máu vào lúc nửa đêm.
Tóm lại, người bị tiểu đường vẫn có thể sử dụng rượu nhưng cần lưu ý liều lượng và cách dùng để không làm bệnh trở nên khó kiểm soát, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
*** Bạn có thể tham khảo thêm: