Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Nhất là thực đơn ăn uống hàng ngày của bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường luôn có thắc mắc liệu tiểu đường ăn cà rốt được không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.
Bệnh tiểu đường có ăn cà rốt được không?
Cà rốt là loại củ rất tốt cho người bị tiểu đường. Bởi cà rốt cung cấp cho cơ thể của bệnh nhân mắc tiểu đường một lượng beta-carotene, có tác dụng làm giảm nguy cơ, biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Giúp người mắc tiểu đường kiểm soát tốt được lượng đường huyết trong cơ thể.
Cà rốt giàu đường, và chứa nhiều loại vitamin. Nhưng đường đơn chiếm 50% lượng đường trong cà rốt, là một loại đường dễ bị oxy hóa khi có tác động của enzym trong cơ thể bệnh nhân. Điều này là rất tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường.
Thành phần của cà rốt khi chia theo tỷ lệ phần trăm sẽ bằng: nước 85,5; cellulose 1,2; glucid 8,8 và protid 1,5. Ngoài ra, cà rốt còn có các loại muối khoáng như sắt, kalium, đồng, mangan, phosphor, magnesium, calcium, molipden…
Bên cạnh đó, cà rốt còn chứa rất nhiều loại vitamin khác nhau như vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B, và chất caroten khi được đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
Việc ăn cà rốt thường xuyên sẽ hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều cà rốt trong vòng một ngày. Vì điều này sẽ là nền tảng dẫn đến bệnh vàng da. Do vậy, để đảm bảo cơ thể bệnh nhân hấp thụ tốt những chất dinh dưỡng có trong cà rốt, người bệnh chỉ nên ăn cà rốt với lượng vừa đủ. Ăn khoảng 100g/ngày nếu là người lớn và ăn 3-4 lần/tuần.
Bạn nên tìm hiểu Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để có chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý những gì khi ăn cà rốt?
Tuy cà rốt là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường, khi ăn cần lưu ý những điều sau:
Không nên ăn quá nhiều cà rốt và ăn liên tục. Vì trong cà rốt có chứa lượng caroten cao nên nếu đi vào cơ thể mà không thể chuyển hóa thành vitamin A sẽ gây ứ đọng và tích lũy ở gan. Gây nên bệnh vàng da, mệt mỏi và khó tiêu,…
Tuy là thực phẩm có lượng chất xơ dồi dào, nhưng chất xơ trong cà rốt ở dạng không hòa tan. Nên nếu bệnh nhân ăn cà rốt quá nhiều sẽ làm chúng bị nghẽn tại ruột và gây ra hiện tượng táo bón.
Bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều cà rốt vào cơ thể sẽ gây ngộ độc natri. Thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Đặc biệt là không nên ăn cà rốt kết hợp với hải sản có vỏ như cua, tôm,…. điều này có thể dẫn đến ngộ độc. Vì trong vỏ của những loại hải sản này có chứa asen hóa trị 5. Là chất độc nguy hiểm, chứa nhiều độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nếu ăn phải.
Cuối cùng, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn cà rốt với cà chua, gan của động vật. Vì khi ăn kết hợp những thực phẩm này với nhau, gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt đối với cơ thể bệnh nhân. Làm giảm dinh dưỡng của các loại thực phẩm này.
*** Bạn có thể tham khảo thêm: