Bị tiểu đường ăn ổi được không? Ăn ổi có tác dụng gì?

Với người bệnh tiểu đường, việc chọn lựa trái cây là rất quan trọng. Nếu chọn không khéo hay ăn quá nhiều một số loại trái cây có thể làm đường huyết tăng cao; từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Bị tiểu đường ăn ổi được không? Ăn ổi có tác dụng gì? cũng là những câu hỏi mà người bị bệnh tiểu đường. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Người bệnh tiểu đường ăn ổi được không?

Chỉ số đường huyết GI của ổi là: 12 – 24 (rất thấp trong nhóm các loại quả). Tải lượng đường huyết GL là: 1,3 – 5 thấp và tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Nên Ổi là trái cây phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Mặc dù ổi có GI thấp nhưng nếu ăn quá nhiều cũng có nguy cơ vượt mức tổng lượng carbohydrate mỗi ngày cho cơ thể.

Cách ăn ổi dành cho người bị tiểu đường

Thời điểm ăn dưa hấu phù hợp

Mỗi ngày người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày. Chia làm 2 bữa, tránh ăn liền một lúc vì có thể khiến lượng đường âm trong máu tăng lên.

Thời điểm ăn ổi tốt nhất là nên ăn trước khi dùng bữa khoảng 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Ổi nên được ăn vào các bữa ăn nhẹ và khoảng thời gian cho 2 bữa ăn nhẹ với ổi là 6 tiếng. Bởi việc dự trữ năng lượng với bệnh nhân tiểu đường khá kém; nên việc chia nhỏ bữa nhằm tránh tích tụ đường để ổn định đường huyết.

Cách ăn ổi phù hợp cho người bị tiểu đường

Nên ăn ổi đã gọt vỏ, vì ổi có vỏ được chứng minh không có lợi cho mỡ máu.

Bỏ hạt khi ăn, hạt ổi cứng dễ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn tới đau dạ dày.

Chọn ổi đã chín vì ổi còn xanh chứa nhiều tanin sẽ khiến bạn bị táo bón.

Có thể dùng nước ép ổi thay thế với người lớn tuổi răng yếu, hoặc đang gặp khó khăn khi nhai nuốt.

>>> Tham khảo thêm: 10 Loại trái cây tốt nhất cho người bị tiểu đường

Ăn ổi có tác dụng gì cho sức khỏe?

Tác dụng của ăn ổi với sức khỏe

Tăng sức đề kháng

Ổi chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng; giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.

Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Ổi còn được đề xuất làm thử nghiệm về tác dụng điều trị chứng viêm ruột ở trẻ em. Kiên trì ăn ổi mỗi ngày là cách duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Kiểm soát lượng đường trong máu:

Hàm lượng chất xơ lớn nên khi ăn ổi sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Vì vậy, lượng đường được giải phóng vào máu chậm và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Kiểm soát cân nặng:

Hàm lượng calo của ổi khá thấp nên ăn ổi sẽ hạn chế tăng cân. Đồng thời, nhờ lượng chất xơ dồi dào giúp kéo dài cảm giác no; nên người bệnh tiểu đường ăn ổi sẽ kiểm soát được cân nặng phù hợp.

Chống oxy hóa, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường:

Ổi có hàm lượng lycopene – một chất chống oxy hóa chống lại các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, lượng chất xơ lớn trong ổi có tác dụng làm giảm LDL, tăng HDL. Nên sẽ hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Trong ổi chứa chất carotenoid và polyphenol, có tác dụng chống oxy hóa để ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó, phòng chống những biến chứng về mạch máu ở người bệnh tiểu đường.

Giảm kháng insulin ở người bệnh:

Chiết xuất từ quả ổi giúp làm giảm triglycerid ở trong máu. Do đó, việc ăn ổi sẽ giúp người bệnh tiểu đường hạn chế tình trạng kháng insulin và ổn định đường huyết.

>>> Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu được không?

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!