Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết của thai phụ tăng cao bất thường. Thường sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ cũng kết thúc. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm ra sao?
Contents [hide]
Những chỉ số về tiểu đường của phụ nữ mang thai
Những biểu hiện của tiểu đường thai kỳ không quá rõ ràng đề nhận biết. Người mẹ nên đi khám và làm xét nghiệm để biết mình có mắc tiểu đường thai kỳ khi bắt đầu thấy có những dấu hiệu bất thường. Mức độ nguy hiểm của bệnh được tính trên chỉ số tiểu đường của mẹ bầu:
Trong 3 tháng đầu
Thai phụ được khuyến cáo làm xét nghiệm đường máu lúc đói, HbA1C:
- Nếu một trong các giá trị glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%; thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
- Nếu glucose máu lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L; thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.
- Nếu glucose máu lúc đói < 5,1mmol/L, mẹ cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.
Ở tuần 24 – 28 thai kỳ
Thai phụ được xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống.
- Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
- Nếu một hoặc nhiều hơn các thông số (đường máu sau uống 1h lớn hơn 10mmol/L hoặc đường huyết sau uống 2h lớn hơn 8.5mmol/L) là đái tháo đường thai kỳ.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm ra sao?
Cả mẹ và bé đều có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, do vậy khi chẩn đoán được mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ cần sớm đi khám để được theo dõi và điều trị.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với mẹ
- Tiền sản giật, sản giật.
- Thai to, đa ối, thai nhi nặng cân dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tuần hoàn và hô hấp ở mẹ, nguy hiểm hơn mẹ có thể bị sang chấn khi sinh.
- Nhiễm trùng, băng huyết sau sinh là những biến chứng dễ gặp do tiểu đường thai kỳ.
- Nguy cơ nhiễm nấm candida ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ quan sinh dục.
- Tăng nguy cơ phải mổ lấy thai và biến chứng do phẫu thuật lấy thai.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ với thai nhi
- Tăng nguy cơ sảy thai, thực tế mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cao và kiểm soát không tốt dễ dẫn đến sảy thai liên tiếp nhiều lần, thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
- Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Các dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, các mạch máu lớn, hệ xương, thận, tiết niệu.
- Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết, suy hô hấp, nguy cơ đái tháo đường di truyền, hạ canxi máu.
- Tăng tỉ lệ tử vong sau sinh do biến chứng tiểu đường thai kỳ hoặc thai to khó sinh, dễ gặp sang chấn khi sinh.
- Béo phì: Nếu mẹ bị thừa cân và đái tháo đường trước khi mang thai, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những bé khác.
Hy vọng những chia sẻ về biến chứng tiểu đường thai kỳ ở trên sẽ giúp bạn có những cách chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.
*** Tham khảo thêm: