Chế độ ăn uống là một điều vô cùng quan trọng đối với người bị mắc bệnh tiểu đường. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh, thông qua thức ăn được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vậy những thực phẩm cần hạn chế ăn khi bị mắc bệnh tiểu đường là gì? Hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau đây nhé.
Contents
Những thực phẩm hạn chế ăn khi bị tiểu đường
Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:
1. Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột có thể kể đến như: gạo trắng, bánh mỳ, bột sắn dây, các loại củ nướng,… Khi ăn các loại thực phẩm này, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu, khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn.
2. Các loại thịt màu đỏ
Đối với người bị bệnh tiểu đường, chất béo không bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa. Các loại thịt đỏ có thể kể đến như thịt bò, thịt cừu, xúc xích,…cung cấp chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các loại thịt đỏ, qua quá trình chế biến với nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất làm thúc đẩy quá trình phát triển và nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
3. Các thực phẩm giàu chất béo
Các thực phẩm có chứa mỡ động vật, phomat,… có hàm lượng cholesterol cao, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân bị mắc tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường cần hạn chế sử dụng những thực phẩm này để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
4. Các thực phẩm có tính ngọt
Bánh, kẹo, nước ngọt có ga hay các loại hoa quả như dưa hấu, nhãn, na, xoài, mít,…… đa phần sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Từ đó có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
5. Hoa quả sấy khô, mứt hoa quả
Loại đồ ăn này chứa lượng đường nhiều, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh. Đây cũng là món ăn mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng để tránh ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của cơ thể.
*** Chủ đề có thể bạn quan tâm:
Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường, ngoài việc hạn chế ăn những nhóm thực phẩm kể trên, còn phải chú ý những điều sau:
* Vẫn phải đảm bảo chế độ ăn đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.
* Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
* Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
* Không nên thay đổi quá nhanh, quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
* Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và hạn chế ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bạn cũng có thể tham khảo Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì? để biết thêm những kiến thức hữu ích về các thức ăn phù hợp với người bệnh tiểu đường.