Tiểu đường ở người già và những lưu ý cần biết

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường ở người già, cần tìm hiểu kỹ về những biện pháp, phương án điều trị bệnh hiệu quả, lâu dài.

Đặc trưng của bệnh tiểu đường ở người già

bệnh tiểu đường ở người già

Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh của từng bệnh nhân hay nói cách khác là thời gian người bệnh sống chung với căn bệnh tiểu đường. Các phương pháp điều trị, lối sống trước đó của bệnh nhân sẽ có sự khác biệt về thể chất, tình trạng bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường có độ tuổi càng cao thì việc sản xuất insulin từ tuyến tụy và độ nhạy insulin càng giảm dần. Cùng với đó là lượng đường trong máu tăng lên ngày càng cao.

Người già khi mắc bệnh tiểu đường thì các biến chứng như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh sẽ xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra, các biến chứng về bệnh xơ vữa động mạch, mất trí nhớ, ung thư, mất khả năng tự thực hiện các hoạt động hàng ngày và cần tới người chăm sóc thường xuyên.

Chức năng của thận ở người già khi mắc bệnh tiểu đường sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đường nước tiểu sẽ ít hơn so với tỷ lệ đường có trong máu. Việc sử dụng thuốc đối với những bệnh nhân ngày càng ít tác dụng, vì thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể.

Người già có thể lực và sức mạnh của cơ bắp khi vận động giảm, yếu hơn so với người trẻ tuổi nên liệu pháp vận động phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng bệnh nhân. Bệnh nhân cao tuổi khi mắc căn bệnh này dễ bị té ngã dẫn đến gãy xương.

Nguy cơ đường huyết hạ xảy ra rất cao ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lớn tuổi. Suy giảm chức năng nhận thức và việc thay đổi thói quen trong lối sống của người già cũng khó hơn rất nhiều so với người trẻ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm Bệnh tiểu đường type 2 là gì? Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 để hiểu hơn về căn bệnh hay gặp ở người cao tuổi này.

Những lưu ý cần biết đối với bệnh tiểu đường ở người già.

Việc điều trị bệnh tiểu đường ở người già cũng tương tự như đối với người trẻ. Nhưng cần lưu ý những điều sau:

Về liệu pháp ăn uống

Ăn uống cho người già bị tiểu đường

Thay đổi khẩu phần ăn uống là một trong những nền tảng ngăn ngừa hiệu quả nhất các biến chứng xảy ra của bệnh tiểu đường ở người già.

Bệnh nhân cần sự tư vấn chính xác của các bác sĩ có chuyên môn, đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất. Và khi cần tới sự hỗ trợ, chăm sóc từ phía gia đình bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn người nhà cách điều trị.

Người già khi mắc bệnh tiểu đường cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể. Protein chính là chất dinh dưỡng cần thiết, quan trọng trong mỗi khẩu phần ăn của bệnh nhân. Những sản phẩm thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu nành, và các sản phẩm khác chế biến từ đậu nành. Hoặc ăn một quả trứng mỗi ngày nếu bệnh nhân không thể ăn những loại thực phẩm nói trên. Ngoài ra, cần giảm đường, tinh bột, chất béo trong thức ăn, đồ uống của bệnh nhân.

>>> Xem thêm về Đường mật mía sông Thu Bồn đối với người bệnh tiểu đường để biết về cách sử dụng và công dụng chữa tiểu đường tuyệt vời của sản phẩm này.

Về liệu pháp vận động

Việc tập thể dục thể thao chưa chắc là tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường cao tuổi. Vì ở những người bệnh này, sẽ có những bệnh nhân có các bệnh lý nền về tim mạch, phổi, đau khớp gối. Và khi bệnh nhân tập thể dục quá lâu, vận động không hợp lý, sẽ dẫn đến mắc các bệnh khác như suy tim, đau thắt ngực, viêm khớp tay, chân,…. Vì thế, trước thi áp dụng phương pháp trị liệu bằng vận động, cần kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân trước khi trị liệu. Đưa ra những bài vận động phù hợp cho từng bệnh nhân.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc chữa tiểu đường

Với phương pháp điều trị bằng thuốc, cần lưu ý những điểm sau khi điều trị bệnh cho những bệnh nhân cao tuổi.

Trước hết là vấn đề chuyển hóa và bài tiết thuốc đã suy giảm ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi và cần nhiều thời gian hơn để thuốc có thể chuyển hóa, bài tiết. Nên khi uống một lượng thuốc quá lớn vào cơ thể, bệnh nhân sẽ không thể bài tiết hết được lượng thuốc đó ra ngoài. Thay vào đó, thuốc sẽ lưu lại trong máu thời gian dài, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe người bệnh, xảy ra tình trạng hạ đường huyết.

Do đó, khi áp dụng phương pháp trị liệu bằng thuốc cho bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, cần lưu lý chỉ sử dụng lượng thuốc ít, vừa phải đúng theo đơn mà bác sĩ đã kê trước đó. Sau đó, điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy vào tốc độ bài tiết thuốc của cơ thể bệnh nhân.

Ngoài ra, khi bệnh nhân gặp biến chứng, phải sử dụng thuốc nhiều hơn, chính vì thế, việc mang theo thuốc bên người là điều cần được lưu ý với người nhà bệnh nhân. Và để giúp cho việc điều trị được hiệu quả, bệnh nhân khi đến khám phải mang theo thuốc trước đó đã sử dụng để bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng. Bệnh cạnh đó, khi bệnh nhân bắt đầu uống thuốc mới, nên quan sát những thay đổi của cơ thể về triệu chứng cơ năng và kiểm tra các chỉ số thường xuyên, báo với bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng mới để có phương án điều trị kịp thời.

 

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp đến cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cao tuổi. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn khi điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!