6 lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu

Sử dụng thuốc chống đông máu có tác dụng giúp ngăn ngừa được sự hình thành của huyết khối. Việc sử dụng thuốc chống đông máu hằng ngày là nhu cầu cần thiết đối với những người cần phòng ngừa, điều trị bệnh lý do khối huyết gây ra. Nhưng nếu sử dụng không đúng, hiệu quả mang lại sẽ không cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được 6 lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu
Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu

Khi sử dụng các loại thuốc chống đông máu, cần lưu ý những điều sau:

1. Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ

  • Thứ nhất là uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng thuốc, uống vào những thời điểm cố định trong ngày.
  • Không tự ý ngừng sử dụng, thay đổi thuốc khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu quên uống thuốc, ngay lúc ấy phải uống ngay liều thuốc đã quên trong ngày hôm đó. Không uống liều thuốc đã quên của ngày hôm trước, không uống gấp đôi liều thuốc.
  • Thường xuyên đi khám, kiểm tra, xét nghiệm máu thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, và nhớ không được tự ý dùng thuốc.
  • Có nhiều loại thuốc sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu, do vậy, người bệnh không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc nào hay ngừng uống bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, tăng nguy cơ chảy máu, bao gồm:

Thuốc kê đơn: Clopidogrel (Plavix), : Amiodarone (Cordarone), các loại kháng sinh,…

Thuốc không kê đơn: Aspirin và các thuốc giảm đau, Paracetamol (Panadol, Efferalgan,…), Ibuprofen, Ranitidin (Zantac), thuốc chống viêm không steroid khác,…

  • Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc chống đông máu (tăng nguy cơ hình thành cục máu động), người bệnh không nên sử dụng những loại thuốc này, như:

Thực phẩm chức năng, các loại thảo dược có chứa vitamin K, Ginkgo, dầu cá, nhân sâm, Co-ezyme Q10,…

Thuốc bổ và vitamin có chứa vitamin K.

2. Thường xuyên chăm sóc răng miệng

Người bệnh nên báo cho bác sĩ, nha sĩ về việc bản thân đang trong quá trình dùng thuốc chống đông máu khi đến khám, hay nhổ răng hay làm bất cứ tiểu phẫu, phẫu thuật nào. Đồng thời, phải thường xuyên chăm sóc răng miệng một cách cẩn thận, nên sử dụng bàn chải điện và dao cạo râu bằng điện. Và nên đi khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần.

3. Tránh những hoạt động có nguy cơ cao chảy máu

Người bệnh nên tránh những hoạt động có nguy cơ chảy máu cao như ngã, chấn thương, tai nạn, đặc biệt là không để chấn thương ở vùng đầu. Người bệnh nên đi khám ngay khi bị chấn thương, đặc biệt là đối với những chấn thương vùng đầu. Hãy báo ngay với nhân viên y tế để dùng thuốc chống đông máu.

4. Bệnh nhân nữ nên dùng biện pháp tránh thai trong quá trình sử dụng thuốc chống đông máu.

Trong quá trình dùng thuốc chống đông máu, bệnh nhân nữ không nên mang thai. Bởi vì, nguy cơ chảy máu cho thai nhi hay gây quái thai là rất lớn. Hay khi cho con bú sẽ gây rối loạn đông máu ở trẻ bú mẹ.

Nhưng nếu muốn có thai, hãy thảo luận với những bác sĩ chuyên khoa để cân nhắc tùy từng trường hợp khác nhau để lựa chọn thuốc chống đông máu sao cho phù hợp.

5. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…Nên ăn uống ở mức độ vừa phải đối với thực phẩm chứa nhiều vitamin K, vì vitamin K có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc chống đông máu. Bên cạnh đó, cần duy trì ổn định lượng vitamin K trong cơ thể để đảm bảo ổn định các tác dụng của thuốc

Những thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:

  • Bơ, nhân sâm, đậu nành.
  • Các loại của quả có màu xanh, rau xanh như cải lá xoăn, rau dền, xà lách xanh, cải bó xôi, rau diếp cá, ngò tây, rau lang, rau muống, cải thảo, măng tây, đậu bắp, súp lơ xanh, đậu hà lan, hành,…
  • Các loại rau thơm, gia vị như: bạc hà, kinh giới, húng quế, húng tây, rau mùi, cần tây,….

6. Cần lưu ý về các triệu chứng của bệnh

  • Chảy máu chân răng
  • Chảy máu kéo dài hơn 10 phút mới cầm được
  • Thường xuyên bị bầm tím vùng dưới da
  • Chảy máu mũi
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều hơn bình thường
  • Đại tiện phân đen, có lẫn máu
  • Nôn ra máu
  • Nước tiểu có máu, màu nâu, đỏ hoặc hồng
  • Thường xuyên chóng mặt, đau đầu
  • Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh nên đến ngay những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh biến chứng nguy hiểm hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!