Cục máu đông dường như không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là bệnh để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Vậy có những phương pháp giúp điều trị cục máu đông hiệu quả?
Contents
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Hội chứng chuyển hóa có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông. Thay đổi chế độ ăn uống để duy trì cân nặng hợp lý, giảm mức cholesterol và huyết áp, cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm tổng thể sẽ giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông.
- Nên ăn nhiều rau lá xanh đậm, rau củ quả nhiều màu sắc (như bí vàng, ớt chuông đỏ và cà tím), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch và gạo lứt) và thực phẩm giàu omega-3 (như cá hồi, thịt bò, hạt óc chó, hạt lanh). Những thực phẩm này sẽ giúp duy trì hoạt động của hệ thống mạch máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp giảm cân.
- Tránh những thực phẩm gây hại cho cơ thể: Chất làm ngọt nhân tạo, soda ăn kiêng, chất béo chuyển hóa (như bánh nướng), carbohydrate tinh chế và đường.
- Sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn: Sản phẩm giúp bổ sung “đường dương” cho cơ thể. Nhờ đó giúp cơ thể hạn chế được sự hình thành cục máu đông và góp phần hỗ trợ điều trị cục máu đông hiệu quả.
2. Hạn chế mặc quần áo quá chật
Để tạo điều kiện thuận lợi cho máu huyết lưu thông, cách làm tan cục máu đông tốt nhất là tránh mặc quần áo bó sát. Hãy thay chúng bằng quần ống loe hoặc quần mặc khi tập thể thao. Những loại trang phục này vừa thoải mái mà lại tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
3. Luôn vận động
Để tránh hình thành cục máu đông, nên tập thể dục thường xuyên, tránh nằm im hoặc ngồi im quá lâu. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
4. Thay đổi thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ đông máu. Những loại thuốc này bao gồm thuốc thay thế hormone (phụ nữ mãn kinh thường sử dụng), thuốc tránh thai, thuốc kiểm soát huyết áp và thuốc điều trị ung thư. Hãy hỏi bác sĩ xem liệu thuốc bạn đang dùng có gây tác dụng phụ là cục máu đông hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào không.
5. Bỏ thuốc lá
Cả thuốc lá và thuốc lá điện tử đều làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nguy cơ càng tăng cao hơn khi kết hợp với các yếu tố khác như thừa cân.
6. Sử dụng nghệ
Nghệ giúp làm giảm viêm và chống đông máu tự nhiên. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng curcumin, polyphenol được tìm thấy trong nghệ giúp ức chế sự phát triển của cục máu đông. Nghệ hầu như không có tác dụng phụ được biết đến, trừ khi được dùng với một lượng lớn.
7. Sử dụng tỏi
Tỏi giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tim mạch và chuyển hóa, bao gồm cả cục máu đông. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn tỏi sống giúp giảm tích tụ mảng bám trong động mạch.
8. Vitamin E
Vitamin E giúp chống đông máu, ngăn ngừa bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Nó được sử dụng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh về tim và mạch máu, chẳng hạn như đau ngực, huyết áp cao và các động mạch bị tắc nghẽn. Bạn có thể tăng lượng vitamin E bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin E hàng ngày như hạnh nhân, quả bơ, hạt hướng dương, bông cải xanh, rau bina, kiwi và cà chua.
*** Trên đây là 8 phương pháp giúp điều trị cục máu đông hiệu quả. Hy vọng giúp ích cho bạn và gia đình khi gặp phải tình trạng cục máu đông.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Biến chứng nguy hiểm của những cục máu đông