Chi tiết về biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh không quá xa lạ với chúng ta trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Điều đáng buồn là bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đằng sau. Một trong những biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường là biến chứng mờ mắt. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết nêu chi tiết về biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường ngay dưới đây.

Biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường là gì?

Nhìn mờ thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường. Tầm nhìn của bạn có thể bị mờ vì chất lỏng đang rò rỉ vào ống kính của mắt bạn. Điều này làm cho ống kính sưng lên và thay đổi hình dạng. Những thay đổi đó khiến mắt bạn khó tập trung, vì vậy mọi thứ bắt đầu trông mờ nhạt.

Biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Để khắc phục vấn đề mờ mắt này, bạn cần đưa lượng đường trong máu trở lại phạm vi mục tiêu. Đối với nhiều người, đây có thể là từ 70 mg / dL đến 130 mg / dL trước bữa ăn và dưới 180 mg / dL một đến hai giờ sau khi bắt đầu bữa ăn. Tuy nhiên, biến chứng mờ mắt cũng có thể là một triệu chứng của các vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt. Nếu cảm thấy tầm nhìn của bạn bị hạn chế, mờ đi, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị nhanh chóng.

Biến chứng mờ mắt ở tiểu đường diễn biến như thế nào?

Các triệu chứng ban đầu của biến chứng mờ mắt là bắt đầu xuất hiện các đốm đen trong tầm nhìn của mắt, có các tia sáng lóe lên, các lỗ hổng trong tầm nhìn hoặc một tầm nhìn mờ đột ngột, cực đoan.

Bệnh võng mạc tiểu đường là một thuật ngữ mô tả các rối loạn võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra. Một số trong những rối loạn này bao gồm phù hoàng điểm và bệnh võng mạc tăng sinh.

Phù hoàng điểm là điểm vàng bị sưng lên do rò rỉ chất lỏng. Hoàng điểm là một phần của võng mạc cho bạn trung tâm nhìn sắc nét. Các triệu chứng khác của phù hoàng điểm bao gồm tầm nhìn lượn sóng và màu sắc thay đổi.

Bệnh võng mạc tăng sinh là khi mạch máu bị rò rỉ vào trung tâm của mắt. Nhìn mờ là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh này đang xảy ra. Bạn cũng có thể thấy nhiều đốm hoặc điểm mờ trôi nổi, hoặc gặp rắc rối với tầm nhìn vào ban đêm.

Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh nhân tiểu đường bị teo cơ và cách điều trị

Cách điều trị hỗ trợ giảm các biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Kiểm soát chỉ số đường huyết

Ổn định đường huyết trong giới hạn an toàn là điều đầu tiên cần thực hiện trong điều trị các bệnh về mắt cho người tiểu đường. Việc này sẽ giúp ngăn chặn mạch máu tiếp tục bị tổn thương và làm nặng thêm biến chứng mờ mắt của bệnh tiểu đường. Để đường huyết ổn định, người bệnh cần đảm bảo thực hiện tốt ba điều cơ bản, bao gồm chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày và dùng thuốc tiểu đường đúng chỉ định.

Dùng thuốc điều trị

Biến chứng mắt tiểu đường có thể được điều trị bằng thuốc chống VEGF (thuốc chống tăng sinh mạch máu). Loại thuốc này có tác dụng ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGF, từ đó làm giảm sự phát triển quá mức các mạch máu mới, giảm rò rỉ chất dịch tại mắt người tiểu đường. Một số thuốc chống VEGF thường gặp là PEGAPTANlD (MACCUGEN), BEVAClZUMAB (AVASTlN), RANIBlZUMAB (LUCENTlS), AFLlBERCEPT (Eyle). Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp thuốc chống VEGF vào dịch kính của mắt.

Các phương pháp điều trị bệnh mờ mắt chuyên sâu

Với những trường hợp bị biến chứng mắt do tiểu đường nặng, người bệnh sẽ cần phải can thiệp sâu hơn bằng laser hoặc thay dịch kính, thủy tinh thể.

Điều trị bằng laser

Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng phương pháp laser. Phương pháp này sẽ xử lý các vi mạch tổn thương bị rò rỉ máu. Kết quả là có thể giảm tác động tiêu cực của tiểu đường lên mắt, lấy lại thị lực đã giảm sút và ngăn ngừa nguy cơ mù lòa.Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tác dụng của laser không cao bằng phương pháp sử dụng thuốc chống VEGF.

Phương pháp điều trị laser có 2 loại chính:

Phương pháp laser tập trung (Focal laser): giúp làm chậm, ngăn cản sự rò rỉ máu và các chất trong máu từ vi mạch tổn thương ra võng mạc bằng cách đốt các mạch máu với laser tập trung. Phương pháp này chỉ cần thực hiện 1 lần.

Phương pháp laser tán xạ (Scatter laser): Giúp co các mạch máu tăng sinh bất thường bằng các vết “bỏng laser” trên diện rộng. Sau khi thực hiện phương pháp này người bệnh có thể nhìn mờ trong vài tuần nhưng sau đó thị lực sẽ được cải thiện.

Lấy bỏ dịch thủy kính

Lấy bỏ dịch thủy kính là phương pháp loại bỏ toàn bộ máu, dịch thừa, và các mô sẹo tích tụ tại võng mạc. Võng mạc được bảo vệ an toàn giúp người bệnh phòng tránh nguy cơ mù lòa. Trong suốt quá trình phẫu thuật lấy bỏ dịch thủy kính; thuốc tê và nước muối sinh lý được bơm nhẹ nhàng vào mắt người bệnh để duy trì áp lực ở mắt khi máu, dịch thừa và mô sẹo đã đưa ra ngoài.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể

Đây là phẫu thuật trong đó bác sĩ sẽ tháo thể thủy tinh mờ đục do tiểu đường và thay thế nó bằng một thể thủy tinh nhân tạo mới. Người bệnh tiểu đường sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể thị lực sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, mức độ cải thiện có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào việc người đó có mắc các biến chứng mắt tiểu đường khác hay không.

Hy vọng những thông tin chi tiết về biến chứng mắt mờ ở bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp bạn có cách bảo vệ sức khỏe gia đình bạn tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!