Bệnh tiểu đêm là tình trạng mà nhiều người đang mắc phải, gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của sức khỏe của người bệnh. Tiểu đêm có thể là dấu hiệu sớm của rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh thận. vậy thì làm thế nào để điều trị bệnh này? Dưới đây là 13 bài thuốc trị bệnh tiểu đêm công hiệu nhất mà bạn có thể tham khảo.
Contents
- 1 1. Sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn trị bệnh tiểu đêm
- 2 2. Ăn giá đỗ
- 3 3. Dùng quả bưởi trị tiểu đêm
- 4 4. Chữa bệnh tiểu đêm bằng mề gà
- 5 5. Dùng củ mài
- 6 6. Trị tiểu đêm bằng bong bóng lợn
- 7 7. Điều trị bệnh tiểu đêm bằng tổ bọ ngựa
- 8 8. Sử dụng lá hẹ để điều trị bệnh tiểu đêm
- 9 9. Chữa bệnh tiểu đêm bằng mật ong.
- 10 10. Chữa tiểu đêm bằng rau ngót
- 11 11. Điều trị tiểu đêm bằng rễ cây hoa hồng
- 12 12. Dùng mang cua biển
- 13 13. Dùng rau bầu đất
1. Sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn trị bệnh tiểu đêm
Đường Mật Mía Sông Thu Bồn là sản phẩm được nghiên cứu kết hợp các vị thuốc Đông Y, tốt cho sức khỏe và khắc phục được nhiều loại bệnh. Bằng cách bổ sung thêm “đường dương” cho cơ thể, sản phẩm mang lại hiệu quả trị bệnh tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần rất hữu ích Sản phẩm được sản xuất thủ công, không độc hại và có các chứng nhận an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Mời bạn tham khảo về cách dùng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn
2. Ăn giá đỗ
Trong giá đỗ có rất nhiều khoáng chất, vitamin, kẽm, có tác dụng trong việc tăng cường thêm testosterone ở nam giới, hạn chế tiểu đêm vô cùng hiệu quả. Có thể dùng giá đỗ ăn rau trực tiếp trong bữa ăn, nhưng nên sơ chế qua. Hoặc luộc giá đỗ, lấy nước pha với đường để uống.
3. Dùng quả bưởi trị tiểu đêm
Trong quả bưởi chứa rất nhiều detoxes. Đây là một loại hoạt chất có khả năng thanh lọc máu, chống oxy hóa và hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, ổn định hệ bài tiết. Thường xuyên ăn bưởi, uống nước ép bưởi thường xuyên sẽ làm giảm tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần.
4. Chữa bệnh tiểu đêm bằng mề gà
Mề gà cũng là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng để chữa bệnh tiểu đêm. Mề gà mang lại hiệu quả cao đối với việc kiểm soát tốt các chức năng của bàng quang, tạng phế, ngăn ngừa bệnh tiểu đêm.
5. Dùng củ mài
Người bị bệnh tiểu đêm nên dùng từ 4 – 8 gam thang thuốc được làm từ củ mài. Mỗi ngày uống khoảng 2 lần đến khi khỏi bệnh. Lưu ý, nên uống vào lúc đói. Nguyên liệu để làm nên thang thuốc bao gồm: 4g củ mài, 3g ô dược, 3g ích trí nhân.
Các bước thực hiện bài thuốc trị tiểu đêm với củ mài như sau:
- Bước 1: Rửa sạch củ mài, sao vàng qua chảo lớn.
- Bước 2: Rửa sạch ô dược, ích trí
- Bước 3: Sấy khô củ mài, ô dược và ích trí, sau đó tán nhỏ thành bột mịn.
- Bước 4: Nặn thành từng viên bằng hạt lựu, bảo quản trong bình thủy tinh kín.
6. Trị tiểu đêm bằng bong bóng lợn
Điều trị bệnh tiểu bằng bong bóng lợn cũng là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng. Nguyên liệu cần chuẩn bị là một cái bong bóng lợn, gạo nếp, gia vị.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Xát bong bóng lợn với muối để khử mùi tanh, hôi. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Rửa thật sạch gạo nếp, nấu thành cháo
- Bước 3: Cho bong bóng lợn vào khi cháo vừa chín tới, ninh thêm 20 phút. Sau đó, cho gia vị vừa ăn.
Người bị bệnh tiểu đêm nên ăn 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi hết bệnh.
7. Điều trị bệnh tiểu đêm bằng tổ bọ ngựa
Tổ bọ ngựa hay còn được gọi là tang phiêu tiêu. Thang thuốc được làm từ tổ bọ ngựa giúp cho người mắc bệnh tiểu đêm nhanh chóng xoa dịu được những tổn thương của cơ quan bàng quang. Từ đó, ngăn ngừa hiệu quả bệnh tiểu đêm.
Nguyên liệu bao gồm: 4 – 12g tổ bọ ngựa, 2 – 8g phá cổ chi, 2 – 8g hạt tơ hồng, 2 – 8g ích trí nhân, 4 – 12g đẳng sâm, 2 – 8g dây ruột gà.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi chứa 400ml nước.
- Bước 3: Đun sôi cho đến khi cạn khoảng 60ml – 100ml thì tắt bếp.
Người bị bệnh tiểu đêm nên uống 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn.
8. Sử dụng lá hẹ để điều trị bệnh tiểu đêm
Lá hẹ được coi là một trong những loại rau gia vị phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Lá hẹ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cải thiện tốt chứng bệnh cảm cúm, ho khan. Không những thế, lá hẹ còn có tác dụng điều trị bệnh đái dầm, tiểu đêm hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 25g lá hẹ tươi và nước sạch.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, để ráo nước.
Bước 2: Giã nhuyễn lá hẹ tươi với ít nước.
Bước 3: Lọc lấy phần nước cốt
Bước 4: Dùng gạo tẻ nấu với nước cốt lá hẹ thành cháo cho đến khi nhừ. Sau đó, nêm gia vị vừa ăn.
Người bị bệnh tiểu đêm nên áp dụng bài thuốc này thường xuyên để khắc phục được chứng tiểu đêm.
9. Chữa bệnh tiểu đêm bằng mật ong.
Mật ong vốn là một trong những vị thuốc chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mật ong hút ẩm rất tốt, nên thường được dùng trong các bài thuốc để khắc phục chứng bệnh tiểu đêm gây khó chịu cho người bệnh.
Trong mật ong chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin, nguyên tố vi lượng. Đặc biệt là những chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm viêm nên mật ong có chức năng rất quan trọng trong chữa trị các bệnh lý nhiễm khuẩn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị, bao gồm: 2 muỗng mật ong nguyên chất và nước ấm.
Cách thức thực hiện: hòa tan 2 muỗng mật ong nguyên chất cùng với một cốc nước ấm. Khuấy đều lên và uống, mỗi ngày nên uống 1 cốc. Bài thuốc này sẽ giúp cho người bị bệnh tiểu đêm cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Đồng thời, nâng cao tối đa sức đề kháng của người bệnh. Bên cạnh việc pha mật ong với nước ấm, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như tỏi, gừng, giấm táo,…
10. Chữa tiểu đêm bằng rau ngót
Rau ngót là loại rau có vị ngọt, tính bình. Loại rau này có tác dụng giảm độc, lợi tiểu, hoạt huyết và nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc này bao gồm một nắm rau ngót và nước sạch.
Cách thức thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rau ngót với nước muối pha loãng để loại bỏ ký sinh trùng, bụi bẩn bám trên lá.
- Bước 2: Giã nát rau ngót, sau đó chắt lấy nước cốt.
- Bước 3: Thêm một lượng nước sôi để nguội vào nước cốt rau ngót. Khuấy đều và uống hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh tiểu đêm.
Lưu ý, không nên uống nước này vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Đồng thời, hạn chế các thực hiện có chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas, cồn,… Để tránh bàng quang bị kích thích, dẫn đến rối loạn tiểu tiện, bạn có thể áp dụng bài thuốc này để chữa bệnh tiểu đêm ở cả người lớn và trẻ em.
11. Điều trị tiểu đêm bằng rễ cây hoa hồng
Rễ cây hoa hồng cũng là một trong những bài thuốc khá hiệu quả đối với chứng bệnh tiểu đêm ở nhiều người.
Nguyên liệu cần chuẩn bị, bao gồm:
- 30g rễ cây hoa hồng dại
- 12g ngũ bội tử
- 12g hạt tơ hồng
- 600ml nước sạch
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch mọi nguyên liệu, để ráo nước
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi chứa 600ml nước sạch.
- Bước 3: Đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 400ml nước trong nồi thì tắt bếp.
Nên chia uống bài thuốc này 3 lần/ngày. Uống liên tục trong vòng 1 tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, không nên uống bài thuốc này trước khi đi ngủ. Vì nước có thể tích đầy ở bàng quang gây cảm giác buồn tiểu về đêm.
12. Dùng mang cua biển
Lớp xốp màu trắng có trong mang cua biển có khả năng khắc phục rất tốt chứng đi tiểu đêm ở cả trẻ em và người lớn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 mang cua biển và nước
Cách thực hiện: sơ chế sạch mang cua biển, tiến hành hấp cách thủy với 500ml nước.
13. Dùng rau bầu đất
Rau bầu đất là một trong những bài thuốc dân gian mà bạn có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đêm. Đây là loại rau có vị ngọt, cay, tính bình. Có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Có thể dùng loại rau này để chế biến trong bữa ăn hàng ngày, hoặc sắc nước uống, rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đêm.
Trên đây là những bài thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đêm vô cùng an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện chứng đi tiểu đêm ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nặng, nên thường xuyên đến thăm khám bác sĩ để nhận được những lời khuyên và điều trị một cách hiệu quả nhất.