Cách hạn chế sụt cân ở bệnh nhân tiểu đường hiệu quả

Một trong những triệu chứng thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là tình trạng sụt cân nhanh; mặc dù bệnh nhân hay đói, thèm ăn hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân đằng sau tình trạng này. Vậy có cách nào để hạn chế sụt cân ở bệnh nhân tiểu đường một cách hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Sụt cân ở bệnh nhân tiểu đường có nguy hiểm không?

Giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường
Giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường

Tình trạng sụt cân ở người tiểu đường chỉ mà một triệu chứng bình thường, không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Song nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sụt cân kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chuyển hóa carbohydrate, suy gan, suy thận, biến chứng thần kinh gây mờ mắt, phù nề tay chân,…

Tìm hiểu thêm về Nguyên nhân và triệu chứng cơ bản của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân của tình trạng sụt cân ở người bị tiểu đường

Nguyên nhân bệnh nhân tiểu đường sụt cân
Nguyên nhân bệnh nhân tiểu đường sụt cân

1. Đường trong máu cao

Insulin đóng vai trò phân giải đường glucose từ thức ăn thành năng lượng để phục vụ mọi hoạt động của cơ thể trong ngày. Tuy nhiên, các bệnh nhân mắc tiểu đường không thể tự sản xuất hoặc sản xuất quá ít insulin; khiến lượng đường bạn nạp vào từ thức ăn không giải phóng thành năng lượng mà tích tụ trong máu và bài tiết qua đường nước tiểu. Cơ thể muốn duy trì hoạt động sống buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ các mô mỡ và cơ để bù đắp. Lượng calo mất đi này là nguyên nhân khiến người bệnh bị sụt cân nhanh chóng.

2. Do mất nước

Khi lượng đường trong máu bạn tăng cao; cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ. Do đó, khát nước liên tục và đi tiểu nhiều lần là các triệu chứng bệnh tiểu đường bị sụt cân.

Khi người bệnh thường xuyên đi tiểu mà không uống đủ nước để thay thế dịch chất lỏng vừa lấy từ tế bào sẽ xảy ra tình trạng mất nước. Hàm lượng đường trong máu càng cao kéo theo chất dịch lấy từ mô tế bào càng nhiều. Mất nước nhiều có thể dẫn đến sụt cân nhanh chóng.

3. Phá hủy cơ

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt insulin ở bệnh tiểu đường làm giảm tổng hợp protein và mỡ. Mà trong đó, protein mà thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ bắp. Do đó, việc mất cơ có thể dẫn đến sụt cân ở người tiểu đường.

Mời bạn xem thêm: Lý do vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu lành và cách chăm sóc

Cách hạn chế sụt cân hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường

Cách hạn chế sụt cân hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường
Cách hạn chế sụt cân hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường

Đối với người bị bệnh tiểu đường, khả năng chữa khỏi bệnh là rất khó. Tính cho tới thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi bệnh có thể được cải thiện hoặc hạn chế được tình trạng sụt cân nếu như bạn có cách ăn uống hợp lý kết hợp với luyện tập thể dục và sử dụng các thực phẩm hỗ trợ điều trị

Lên thực đơn tăng cân cho người tiểu đường sụt cân

Đối với người bị sụt cân do tiểu đường muốn kiểm soát tình trạng bệnh; thì cần bắt đầu bằng một chế độ ăn uống khoa học, điều độ để tăng cân trở lại. Người bệnh cần đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể phải lớn hơn calo tiêu thụ. Do đó, cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống như sau:

Ăn nhiều thực phẩm giàu protein

Như các bạn đã biết, protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người, nó có tác dụng xây dựng và duy trì cơ bắp, từ đó giúp bạn tăng cân. Đây cũng là lý do vì sao những người tập gym thường ăn nhiều thịt. Các loại thực phẩm giàu protein mà bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng như: các loại đậu, trứng, thịt gà bỏ da, cá, trứng, sữa không đường,…

Chia thực đơn thành các bữa nhỏ

Thay vì ăn 3 bữa chính thì bệnh nhân tiểu đường có thể chia thực đơn thành 5 bữa; trong đó 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Điều này sẽ giúp người bệnh định lượng tương đối chính xác lượng calo nạp vào của từng bữa ăn; đồng thời giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Trong các bữa phụ người bệnh không nên ăn nhiều để tránh thừa chất, thực phẩm tốt nhất cho 2 bữa phụ là các món ăn nhẹ nhàng như uống sữa hoặc trái cây ít đường như: dâu tây, bơ, kiwi,… Một mẹo nhỏ giúp người bệnh kiểm soát được lượng thức ăn, tránh ăn quá no là trước bữa ăn khoảng 30 phút nên uống nước. Điều này khiến bạn cảm thấy no hơn, đồng thời tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Lựa chọn thực phẩm giàu carb tốt

Lựa chọn ăn các thực phẩm giàu carb tốt, chỉ số GI thấp sẽ giúp cho cơ thể duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định ngay cả khi bạn đang ăn theo chế độ tăng cân. Các thực phẩm giàu carb được chuyên gia khuyên dùng là:

  • Các loại ngũ cốc: Gạo lứt, yến mạch, khoai lang, bánh mì đen, bánh mì ngũ cốc,…
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt macca, hạt chia,…
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu hà lan, đậu đen,…
  • Một số loại trái cây: Dâu tây, kiwi, táo, bưởi, cam, quýt,…
  • Các loại ranh xanh thẫm: Rau súp lơ, rau ngót, cải xoăn, rau chân vịt,…
  • Sữa: Sữa không đường, sữa hạt, sữa tách béo, sữa chua,…

Bổ sung chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa là sự lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân sụt cân tiểu đường. Ngoài ra, chất béo không bão hòa còn rất tốt cho tim mạch. Hầu hết chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật như:

  • Dầu thực vật: dầu oliu, dầu mè, dầu hướng dương,…
  • Quả bơ: chất béo không bão hòa trong quả bơ vừa tốt cho sức khỏe và vóc dáng cơ thể, vừa làm đẹp da.
  • Các loại hạt: hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca,…
  • Cá: cá thu, cà hồi,… chứa nhiều omega-3 là chất béo không bão hòa rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là mắt.

Hạn chế ăn tinh bột

Mặc dù tinh bột giúp bạn tăng cân hiệu quả, xong nguồn thực phẩm này lại làm tăng chỉ số đường huyết một cách nhanh chóng. Do đó người tiểu đường sụt cân nên hạn chế ăn tinh bột, đặc biệt là những loại tinh bột chuyển hóa nhanh như cơm trắng, bánh mì trắng, bún, phở,…

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ rất tốt cho những người tiểu đường; giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời chất xơ cũng làm giảm lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Chất xơ chủ yếu có trong các loại rau củ, ngoài ra chất xơ cũng có nhiều trong lúa mạch, lúa mì hay gạo lứt.

Luyện tập thể dục đều đặn

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý; việc luyện tập thể dục mỗi ngày cũng đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc hạn chế sụt cân ở người tiểu đường. Tập thể dục giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định và cân bằng. Đồng thời vận động giúp bạn tiêu hao năng lượng, săn chắc cơ bắp. Từ đó gây ra cảm giác thèm ăn, ăn ngon hơn; tăng mức độ chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành cơ bắp. Do đó, việc luyện tập thể dục vừa giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường, vừa giúp bạn tăng cân, đảm bảo sức khỏe.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kiên trì luyện tập trong thời gian dài từ 3-6 tháng. Mỗi ngày đều đặn luyện tập từ 30-45 phút. Ngoài ra, người bệnh cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý bằng cách đi ngủ đúng giờ, không làm việc quá sức,…

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường

Theo Đông Y, việc thiếu hụt “đường dương” nuôi cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đường. Muốn điều trị bệnh cần bổ sung đường dương đúng cách để các tế bào có thể hấp thu và nuôi cơ thể.

“Đường Mật Mía sông Thu Bồn” là sản phẩm đường được khuyên dùng cho những bệnh nhân tiểu đường. Do đặc trưng cơ bản của nó là bổ sung “đường dương” và đào thải “đường âm” tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và ổn định dần đường huyết hiệu quả. Giúp tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cũng như tình trạng sụt cân.

Hy vọng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về cách hạn chế tình trạng sụt cân ở người tiểu đường. Mặc dù sụt cân là một triệu chứng của bệnh, nhưng nếu không điều trị thì có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Do đó, khi có dấu hiệu của việc giảm cân không rõ lý do, người bệnh cần khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị hợp lý.

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!