Lý do vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu lành và cách chăm sóc

Vết thương lâu lành ở bệnh nhân tiểu đường là một trong những biến chứng thường gặp và khá nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy thì đâu là lý do vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu lành và cách chăm sóc như thế nào là tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây.

Lý do vết thương ở bệnh nhân tiểu đường lâu lành

Khi bị tiểu đường, cơ thể bệnh nhân rất khó để có thể kiểm soát được lượng đường huyết. Chính vì thế, khi lượng đường huyết tăng cao, sẽ khiến cho chức năng của bạch cầu ngày một suy giảm, yếu đi và dần mất khả năng chống lại các vi khuẩn tấn công vào cơ thể.

Lý do vết thương ở bệnh nhân tiểu đường lâu lành
Vết thương ở bệnh nhân tiểu đường

Khi cơ thể bệnh nhân bị các vết thương chảy máu, lượng bạch cầu sẽ hoạt động kém, vì thế, không thể kiểm soát lượng đường trong máu, khiến cho máu gián đoạn. Các tế bào hồng cầu sẽ theo đó mà di chuyển chậm hơn. Cơ thể bệnh nhân sẽ gặp vấn đề khi chuyển chất dinh dưỡng đến vết thương cần chữa lành. Đó chính là lí do khiến cho vết thương ở bệnh nhân tiểu đường lâu lành, thậm chí là không lành được.

Còn một lý do khiến cho vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu lành chính là do tổn thương hệ thần kinh. Khi lượng đường huyết trong cơ thể không kiểm soát được, hệ thần kinh rất dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng khi cơ thể bị thương hệ thần kinh không biết nhận thức được chỗ bị thương đó. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả vết thương ngày càng nghiêm trọng hơn và khó chữa.

Hoặc cũng có thể vết thương ở người bị tiểu đường lâu lành là do mồ hôi cơ thể toát ra bất thường, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Hay khi da bị nứt nẻ, khô vào mùa lạnh cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị nhiễm trùng, bàn chân bị biến dạng. Đây chính là những biến chứng dẫn đến nguy cơ cao nhiễm khuẩn da, làm cho vết thương lâu lành, hoặc khó lành.

Chính vì thế, người bị tiểu đường nên chú ý, cẩn thận, không nên để cơ thể bị thương.

Cách phòng vết thương lâu lành đối với những người bị tiểu đường

Cách hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng vết thương lâu lành là đừng nên để bản thân bị thương. Vì khi người tiểu thương đã bị thương rồi thì rất khó để chữa lành.

Để giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường nói chung, và giảm nguy cơ vết thương lâu lành ở những người tiểu đường nói riêng, bản thân mỗi người nên tự kiểm soát thật tốt lượng đường huyết trong cơ thể, bằng cách thường xuyên kiểm tra, đo lượng đường trong máu.

  • Trước hết, bạn cần kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên để đảm bảo ổn định lượng đường có trong máu. Tránh trường hợp lượng đường trong máu tăng cao, khó kiểm soát.
  • Phải tuân thủ đúng mọi nguyên tắc trong phác đồ điều trị. Lắng nghe và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập thể dục thường xuyên để có thể giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
  • Thường xuyên chăm sóc da, để khi phát hiện vết thương có thể điều trị kịp thời.
  • Nên đi tất, giày dép để bảo vệ được bàn chân tránh bị thương. Bởi vì bàn chân chính là nơi dễ bị nhiễm khuẩn nhất đối với người bị tiểu đường.

Lưu ý, ngay khi phát hiện vết thương, hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cách chăm sóc vết thương cho người bị tiểu đường

Cách chăm sóc vết thương cho người bị tiểu đường
Cách chăm sóc vết thương cho người bị tiểu đường

Tùy vào tính chất của vết thương, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà hoặc đến bệnh viên để được hỗ trợ.

Chăm sóc vết thương nông, chưa bị nhiễm trùng

Bước 1: Rửa vết thương

Trước hết, cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc povidon iod 10%. Nếu vết thương chảy máu, hãy sử dụng các dụng cụ vô khuẩn để loại bỏ vật gây tổn thương, sau đó băng vết thương lại để cầm máu. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng nước oxy già để rửa vết thương.

Bước 2: Bôi thuốc

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn dạng mỡ. Bôi một lớp thật mỏng phủ kín diện vết thương và nên cân nhắc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Bước 3: Băng bó vết thương

Với những vết thương rộng, nên lựa chọn các loại gạc mỡ để băng vết thương lại, điều này vừa giúp vết thương nhanh lành, vừa tránh những đau đớn, tổn thương khi thay băng.

Bước 4: Thay băng 2 lần/ngày

Phải thường xuyên thay băng, thông thường sẽ thay 2 lần băng/ngày tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ. Hoặc tùy thuộc vào vết thương, băng thấm dịch hoặc vướng bẩn là những trường hợp nên tiến hành thay băng.

Chăm sóc vết thương sâu hoặc nhiễm trùng

Đối với những vết thương sâu, hoặc nhiễm trùng, lở loét, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ ngay để được chăm sóc vết thương đúng cách, đảm bảo vết thương nhanh lành.

Một số phương pháp sử dụng đến những công nghệ mới như sử dụng áp lực âm NPWT, hay ghép/thay da sinh học,… là những phương án giúp vết thương nhanh lành hơn. Từ đó, làm giảm tỷ lệ cắt chi ở bệnh nhân tiểu đường.

 

Bạn cũng có thể sử dụng Đường Mật Mía Sông Thu Bồn để phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Đây là sản phẩm Đông Y với công dụng bổ sung “đường dương” cho cơ thể. Là món quà ý nghĩa mà các bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua.

Mời bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!