6 Điều nên áp dụng để tránh xa viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến và ngày càng trẻ hóa ở Việt Nam. Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, gây ra những cơn đau, và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Để bảo vệ gia đình của mình, bạn nên biết 6 điều nên áp dụng để tránh xa viêm loét dạ dày sau đây.

1.  Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Ăn uống khoa học để tránh viêm loét dạ dày

Ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn để tránh gây đau bụng. Nó cũng là biện pháp phòng ngừa nhiễm các loại ký sinh, vi khuẩn có hại cho dạ dày, ruột.

Không bỏ bữa hay ăn trễ giờ. Nên ăn đúng giờ và không nên ăn quá no để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Bạn cũng nên bỏ thói quen vừa ăn vừa làm việc để việc hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Không vừa ăn vừa uống. Tốt nhất nên uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp ăn ngon miệng hơn. Sau khi ăn bạn cũng chỉ nên uống một vài ngụm nước nhỏ.

Không hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong thời gian 30 phút sau ăn. Đơn giản vì khi ăn não bộ đang tập trung dồn toàn bộ năng lượng của cơ thể vào việc tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng đường Mật Mía Sông Thu Bồn để giúp nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày sau này.

2.  Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid và chất kích thích

Hạn chế đồ ăn chua, cay, nóng

Thực phẩm cay nóng: Ớt, mù tạt, tiêu… là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị dễ gây tổn thương dạ dày.

Thực phẩm chua: Sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày, nếu bạn ăn quả cóc, xoài, chanh, dưa muối,… lúc bụng rỗng có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần dạ dày sẽ viêm, loét.

Đồ uống có ga: Khi uống nước có ga lượng khí được sinh nhiều trong dạ dày sẽ làm nó phình to, kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn.

Cà phê: Có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid làm tăng nồng độ acid trong dạ dày.

Rượu bia: Đồ uống có cồn có thể gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến dạ dày dễ bị viêm, loét và xuất huyết.

Muối: Vi khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Nếu ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong loại vi khuẩn này, khiến chúng trở nên độc hại hơn.

3.  Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid

thuốc giảm đau chống viêm không Steroid

Ngày nay thuốc chống viêm không steroid được sử dụng khá rộng rãi. Chỉ cần một triệu chứng đau đầu, hay đau mỏi chân tay,… là loại thuốc này lại được sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều, thường xuyên thì nhóm thuốc này lại đem lại những tác hại vô cùng đến hệ tiêu hóa.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây viêm hoặc kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến loét. Do vậy bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau đầu cũng nên cân nhắc thật kỹ giữa tác hại và lợi ích của loại thuốc này hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang gặp vấn đề về dạ dày.

4.  Tránh stress

Kiểm soát tốt stress

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, với áp lực công việc và học tập, rất nhiều người có dấu hiệu đau dạ dày do căng thẳng, stress. Khi cơ thể bị căng thẳng sẽ khiến dạ dày sẽ tăng tiết axit hơn, làm tăng nguy cơ gây viêm loét. Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa đáng kể.

5.  Tránh thức khuya

Cơ thể bạn như chiếc đồng hồ sinh học, trong khi bạn ngủ thì một số cơ quan bên trong cơ thể vẫn lao động miệt mài để duy trì sự sống của cơ thể. Nhưng nếu thức khuya, hoạt động đó sẽ bị ảnh hưởng làm tổn thương một số cơ quan như gan, thận,… và nhất là dạ dày.

Cơ thể ngủ cũng là lúc dạ dày cũng được nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya dĩ nhiên cái bao tử của bạn cũng sẽ phải hoạt động, cùng với sự tiêu hao năng lượng của cơ thể. Do vậy, nếu thức khuya thường xuyên, kéo dài, dạ dày của bạn sẽ bị đuối, dịch vị tiết nhiều phá hủy dần niêm mạc dạ dày gây viêm, loét.

6.  Giảm cân

Giảm cân

Khi béo, dịch dạ dày sẽ bị dư thừa và đầy acid vào thực quản dẫn đến ợ chua, ợ hơi… Do vậy, để tránh gây hại cho dạ dày, làm tăng nguy cơ gây viêm loét thì giảm cân là điều cần thiết. Giảm cân là vấn đề không dễ dàng, đặc biệt đối với người viêm loét dạ dày. Việc giảm cân cho người viêm loét dạ dày cần đúng cách để vừa đạt mục tiêu cân nặng, vừa đảm bảo tốt sức khỏe mà không khiến bệnh nặng hơn. Do đó, thực đơn giảm cân cho người viêm loét dạ dày cần được xây dựng một cách khoa học.

Những lưu ý trong chế độ giảm cân cần chú ý như sau:

  • Không nên ăn quá nhiều và quá no
  • Ăn chậm nhai kỹ
  • Thức ăn nấu chín và mềm, hạn chế ăn đồ sống, tái
  • Hạn chế thức ăn giàu tinh bột
  • Tuyệt đối không nhịn ăn hay bỏ bữa
  • Đường Mật Mía sông Thu Bồn cũng góp phần hỗ trợ việc giảm cân và giúp tránh xa viêm loét dạ dày hiệu quả.

Không để viêm loét dạ dày cản trở cuộc sống của gia đình bạn. Hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh ngay từ hôm nay nhé.

Bạn có thể xem thêm về 5 Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung không được COPY!

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHỦ SỠ HỮU ĐỂ ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý!

Xin cảm ơn!