Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà nhiều người đang mắc phải, đặc biệt ở người trung niên, cao tuổi. Vậy bạn đã biết gì về bệnh tiểu đường? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung sau đây nhé.
Contents
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh được xếp vào nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Nếu để lâu không chịu chữa trị sẽ gây nhiều biến chứng cho người mắc bệnh bao gồm biến chứng mạch máu, biến chứng mắt, thận, thần kinh,… Vì là căn bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bị bệnh. Là vấn đề nan giải của y học Việt Nam hiện nay. Để tránh cho bản thân và những người xung quanh mình không mắc phải căn bệnh này, nên trang bị đầy đủ những kiến thức về căn bệnh tiểu đường. Đây cũng là điều góp phần giảm số lượng người mắc tiểu đường tại nước ta một cách hiệu quả nhất.
Khi tuyến tụy không còn khả năng để tạo ra insulin hoặc khi cơ thể mình không thể thực hiện tốt việc sử dụng insulin nữa. Đây chính là biểu hiện nổi bật nhất của căn bệnh mãn tính – Tiểu đường. Việc sản xuất hormone insulin do tuyến tụy đảm nhận. Thường giữ vai trò chuyển hóa glucose từ máu đi vào các tế bào nhằm tạo ra năng lượng. Khi cơ thể không còn đủ khả năng để sản xuất hoặc sử dụng có hiệu quả insulin. Từ đó, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng, dẫn đến tăng đường huyết. quá trình trao đổi chất và thẩm thấu của mạch máu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu tình trạng tăng đường huyết kéo dài. Làm suy yếu đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường type 1
Loại này là nhóm những bệnh nhân tiểu đường không thể tự sản xuất ra hormone insulin được hoặc tự sản xuất được nhưng lượng insulin không đủ. Đây là nhóm bệnh nhân thiếu insulin một cách nghiêm trọng. Nhóm bệnh nhân này chiếm khoảng 10% trong tổng số những người mắc bệnh tiểu đường. Có thể là mắc bệnh từ nhỏ, hoặc thường phát bệnh ở tuổi dưới 30, không hề liên quan đến thể chất. Đối với nhóm người mắc phải bệnh tiểu đường loại này, cần phải điều trị bằng việc sử dụng insulin từ ngoài suốt đời. Cần cân đối chế độ ăn uống, thể dục thể thao thường xuyên để phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường type 2
Trừ đi 10% số người mà mắc bệnh tiểu đường type 1, số còn lại sẽ mắc phải tiểu đường type 2. Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, thì cơ thể người bị bệnh có thể sản xuất ra được insulin nhưng lượng insulin này không đủ để chuyển hóa glucose vào các tế bài khác của cơ thể. Hoặc xảy ra việc cơ thể kháng insulin là cho đường máu tăng.
Loại bệnh tiểu đường này thường xảy ra ở những nhóm người béo phì, cao tuổi, những người ít vận động. Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu đường loại này đang dần trẻ hóa . Người bệnh sẽ không phát hiện ra mình đã mắc bệnh cho đến khi có biến chứng xuất hiện hoặc kiểm tra đường niệu, đường huyết thường xuyên. Người bệnh cũng nên cân bằng lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý, thể dục thể thao thường xuyên. Nhưng tính về lâu dài, người mắc phải loại bệnh tiểu đường này nên dùng thuốc để điều trị. Có thể sử dụng đường uống hoặc tiêm insulin.
Bệnh tiểu đường thai kỳ
Đây là loại bệnh tiểu đường thường gặp ở phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ mang thai thường có nhu cầu sử dụng nhiều các chất dinh dưỡng. Nên việc cung cấp những sản phẩm, thức ăn và đồ uống giàu đường, tinh bột là điều hiển nhiên. Từ quá trình sử dụng nhiều lượng đường, tinh bột từ đồ ăn, thức uống. Làm cho lượng đường trong máu ngày càng tăng cao. Người mắc bệnh tiểu đường loại này có thể giảm bớt triệu chứng bằng cách cân bằng chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục và cần sử dụng thuốc nếu cần thiết.
*** Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp chữa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường type 2 thường phát triển một cách âm thầm, không triệu chứng hoặc nhẹ. Còn bệnh tiểu đường type 1 lại phát bệnh đột ngột, xuất hiện triệu chứng ngay tức thì. Một số người bệnh còn không biết là mình đang bị bệnh cho đến khi xuất hiện biến chứng.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm: uống nhiều (nhanh khát nước), ăn nhiều (thường xuyên thấy đói bụng), đi tiểu nhiều lần (tiểu thường xuyên), gầy nhanh trong thời gian ngắn. Bên cạnh những triệu chứng nổi bật kể trên của bệnh tiểu đường, còn có những triệu chứng sau: mờ mắt, các vết thương khó lành, hay cáu gắt mệt mỏi, hay bị ngứa da và suy giảm tình dục ở nam,…
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như biến chứng về mắt (làm giảm thị lực của mắt, giảm mức độ nhạy cảm ánh sáng, bị mù). Hoặc biến chứng nhiễm trùng bàn chân, suy thận, gặp phải các vấn đề về tim mạch, thần kinh,… Chính những biến chứng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mắc bệnh, xấu nhất là dẫn đến tử vong.
Theo thống kê, hơn 50% các trường hợp biến chứng của bệnh tiểu đường sẽ bắt đầu khởi phát ở giai đoạn tiền tiểu đường. Nên mọi người đều phải cảnh giác về tình trạng sức khỏe của mình và sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây nên.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh tiểu đường và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
*** Tham khảo thêm: 14 biện pháp phòng tránh tiểu đường nên áp dụng