Đau nhức khớp háng có nhiều nguyên nhân gây nên như viêm khớp, do chấn thương hoặc do thoái hóa khớp háng. Bệnh chủ yếu thường gặp ở những người cao tuổi. Làm cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có nguy cơ cao sẽ dẫn đến tàn phế.
Contents
Đau nhức khớp háng là gì?
Đau nhức khớp háng là một trong những tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, nhưng người già vẫn là đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Đau nhức khớp háng gây khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, nhất là khi di chuyển. Khớp háng là bộ phận nối giữa xương chậu với xương đùi, do đó, khớp háng không chỉ có chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể mà còn giúp chi dưới di chuyển linh hoạt hơn.
Nguyên nhân gây đau nhức khớp háng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp háng, bao gồm:
1. Đau nhức khớp háng do bệnh lý
Một số bệnh lý gây đau nhức khớp háng bao gồm: thoái hóa khớp háng, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, thoát vị bẹn, khớp bị nhiễm trùng, khối u, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi,….Những người mắc phải các bệnh lý này có nguy cơ rất cao sẽ bị đau nhức khớp háng.
2. Đau nhức khớp háng do căng cơ háng, chấn thương
Căng cơ háng hay chấn thương cũng là nguyên nhân gây đau nhức khớp háng. Đau nhức khớp háng có thể khi bạn chạy nhảy, ngồi hoặc nằm sai tư thế. Cũng có thể là hệ quả do chấn thương, tập luyện quá sức, không đúng kỹ thuật, hay mang vác vật nặng khiến cho sụn khớp bị tổn hại, gây đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động khớp háng.
3. Nguyên nhân khác
Ngoài ra, đau nhức khớp háng còn mắc phải do những nguyên nhân sau:
- Béo phì, thừa cân
- Viêm ruột thừa
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Mang thai
- Chèn ép dây thần kinh liên quan
- Sỏi thận
- Sưng hạch bạch huyết
- U nang buồng trứng
- Xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn
- Lupus ban đỏ
Mời bạn tìm hiểu thêm: 4 Nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
Cách điều trị đau nhức khớp háng hiệu quả
Để khắc phục tình trạng đau nhức khớp háng, có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Chữa trị đau nhức khớp háng tại nhà
Trước hết, bạn nên kiểm soát cân nặng của mình, duy trì được trọng lượng ổn định, tránh tạo áp lực lớn cho khớp háng. Đồng thời, cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như cần thường xuyên đi bộ. Khi bị đau khớp háng do chấn thương, viêm khớp, người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm đá. Đây là cách giảm viêm, đau nhức khớp háng hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ tốt cho người bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả như Đường Mật Mía Sông Thu Bồn. Sản phẩm bổ sung “đường dương”, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị đau nhức khớp háng rất tốt.
Điều trị khớp háng bằng thuốc
Nếu người bệnh bị đau nhức khớp háng nhẹ, bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như acetaminophen, ibuprofen, naproxen,…giúp kiểm soát cơn đau.
Với những trường hợp đau nhức khớp háng nặng hơn, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau như duloxetine hoặc tramadol. Tuy nhiên, người bệnh nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phẫu thuật điều trị đau nhức khớp háng
Đối với những người bệnh bị đau nhức khớp háng nghiêm trọng như chỏm xương đùi bị biến dạng và không thể đi lại được. Lúc này, nên có sự can thiệp của phẫu thuật khớp háng. Tuy nhiên, phẫu thuật khớp háng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro ở giai đoạn đầu như nóng đỏ, sưng đau, khó vận động,… Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật.
*** Tham khảo thêm: Những lý do trẻ em bị đau nhức xương khớp