Điều trị bệnh bằng thảo dược đang trở thành một xu hướng mới được nhiều người hưởng ứng; đặc biệt là do sự an toàn và tính lành tính của các loại thảo dược. Lá dứa được biết đến như một phương pháp trị liệu cho bệnh tiểu đường. Vậy tác dụng của lá dứa với người bệnh tiểu đường là gì? Liều lượng dùng và lưu ý như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi như sau.
Contents
Tác dụng của lá dứa với người bị bệnh tiểu đường
Lá dứa một số thành phần sinh học có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là trong việc kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Giảm lượng đường huyết
Trong lá dứa không có đường nhưng chứa nhiều Glycosid. Nó giúp Glucose dễ dàng được chuyển hóa thành năng lượng, hạn chế tình trạng tích tụ đường trong máu. Hàm lượng chất xơ lớn trong lá dứa làm chậm quá trình hấp thu Carbohydrate. Khi lượng đường trong máu được trung hòa, đường huyết được đưa về mức ổn định.
Cải thiện tình trạng kháng lại Insulin
Với lượng Glycosid dồi dào, lá dứa giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin. Giảm mức độ Glucose trong máu, duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Phòng ngừa cao huyết áp và biến chứng tim mạch
Lá dứa có chứa một lượng lớn Kali, có tác dụng cân bằng điện giải trong cơ thể; giảm huyết áp về mức bình thường. Cùng với đó, Polyphenol có khả năng làm hạ huyết áp, Glycoside giảm đường huyết. Người bệnh ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng, và các biến chứng về tim mạch như: xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
Cách dùng lá dứa hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Bạn có thể sử dụng cả lá dứa tươi và lá dứa khô để hỗ trợ điều trị bệnh. Mỗi loại lá dứa sẽ có cách sử dụng khác nhau. Cách sử dụng phổ biến cho mỗi loại như sau.
Đối với lá dứa tươi
Cách 1: Nấu nước lá dứa tươi
- Chuẩn bị khoảng 10 lá dứa tươi, sau đó rửa sạch và để ráo, sau đó cắt chúng thành các khúc dài khoảng 5-7cm.
- Đặt lá dứa tươi đã chuẩn bị vào nồi và thêm 2,5 lít nước sạch. Đun sôi nước, sau đó hạ lửa nhỏ và đun cho đến khi cạn nước xuống còn khoảng 2 lít và nước có màu xanh. Có thể cho thêm Đường Mật Mía Sông Thu Bồn để làm gia tăng hương vị.
- Nước lá dứa này có thể uống hàng ngày, nên chia thành 2-3 lần trong ngày. Đặc biệt, việc uống trước bữa ăn 30 phút sẽ tối ưu hóa hiệu quả của nó.
Cách 2: Trà lá dứa tươi
- Chuẩn bị khoảng 5g lá dứa tươi rửa sạch và để ráo nước. Tiếp theo, cắt lá nhỏ và cho vào bình trà.
- Thêm khoảng 200ml nước sôi vào bình trà và hãm lá dứa trong vòng 20 phút.
- Thưởng thức trà hàng ngày, dùng trước bữa ăn 30 phút để tận dụng tối đa các lợi ích kiểm soát đường huyết.
- Những phương pháp trên không chỉ là cách đơn giản để thưởng thức lá dứa mà còn mang lại các lợi ích sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Đối với lá dứa khô
Nếu không tìm được lá dứa tươi hoặc không muốn sử dụng lá dứa tươi thì sử dụng lá dứa khô cũng đem lại hiệu quả không kém. Đặc biệt, lá dứa khô còn có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị và kéo dài thời gian bảo quản.
- Mỗi lần nên sử dụng khoảng 20 – 30g lá dứa khô. Cho lá vào ấm hãm cùng 500ml nước sôi trong thời gian 30 phút.
- Có thể sử dụng uống thay thế nước hằng ngày. Điều này giúp tận dụng tối đa các lợi ích kiểm soát đường huyết và hỗ trợ trong quản lý tiểu đường.
Đối tượng không nên sử dụng lá dứa để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Tuy là dược liệu dân gian nhưng cũng không nên lạm dụng. Đặc biệt ở một số đối tượng bị các bệnh như:
Người gặp vấn đề về thận
Lá dứa chứa hàm lượng kali cao, có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn và khó tiêu. Vấn đề này ảnh hưởng đến sức khỏe của người có vấn đề về chức năng thận. Việc sử dụng lá dứa cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.
Người đang bị tiêu chảy
Lá dứa có hàm lượng chất xơ cao có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Việc sử dụng lá dứa trong khi đang bị tiêu chảy có thể làm tăng nghiêm trọng tình trạng này. Người bệnh cần thận trọng và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi áp dụng liệu pháp này.
Lưu ý khi dùng lá dứa để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Sử dụng dược liệu như lá dứa hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề sau để việc áp dụng đạt hiệu quả tối đa nhất.
- Liều lượng phù hợp cho hầu hết các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là khoảng 2 thìa bột lá dứa mỗi ngày. Có thể sử dụng cùng đồ ăn, nước uống, pha trà để dễ dàng tiêu thụ. Để đảm bảo phù hợp với thể trạng nhất thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Sau khi sử dụng lá dứa cần kiểm tra lại đường huyết. Nếu có dấu hiệu rối loạn hoặc biểu hiện lạ, cần ngừng sử dụng lá dứa và báo lại cho bác sĩ.
- Ngoài việc sử dụng lá dứa, bệnh nhân tiểu đường cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây. Hạn chế chất kích thích, nước ngọt, cũng như chất béo bão hòa.
Tác dụng của lá dứa với người bệnh tiểu đường đã được kiểm chứng. Cách sử dụng, liều lượng cũng như lưu ý được chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp bạn dùng lá dứa để hỗ trợ điều trị tốt nhất.
>>> Tham khảo thêm bài viết: